ClockThứ Ba, 09/06/2020 13:30

Tai nạn lao động: ​​​​​​​Bao giờ hết day dứt

TTH - Đó là điều mong muốn của không chỉ riêng những gia đình có thân nhân là nạn nhân của tai nạn lao động (TNLĐ). Thế nhưng, để ngăn chặn nỗi đau này cần sự nỗ lực từ nhiều phía...

Ngã từ tầng 4 công trường, một người tử vong tại chỗMột công nhân tử vong ở Đà Nẵng, thi thể được bỏ trong cốp xe đưa ra HuếThăm tặng quà 5 gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động

Đại diện lãnh đạo Ban An toàn lao động tỉnh hỗ trợ quà, động viên anh Hoàng Khánh, xã Phong An (Phong Điền) bị TNLĐ mất sức khỏe trên 95% 

Mới đây, đồng hành cùng lãnh đạo Ban An toàn Lao động tỉnh đến thăm chị Nguyễn Thị Hiếu (32 tuổi, thôn Đông Thái, Phong Mỹ, Phong Điền) có chồng vừa mất do một vụ TNLĐ mà tôi không khỏi chạnh lòng. Đó là buổi sáng cuối năm 2019, như thường lệ anh Hoàng Bảo, sinh năm 1983, chồng chị Hiếu rời nhà sang làm thợ hồ ở khu Nhà Văn hóa thôn tại xã Phong Mỹ rồi đột ngột ra đi vì sập dàn giáo rơi xuống bị thanh gỗ nhọn đâm xuyên qua người.

“Đến bây giờ em vẫn không tin là chồng đã mất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh và đột ngột. Trong tâm thức em vẫn luôn hiện hữu cảnh chồng đang đi làm ở đâu đó, tạm xa vợ xa con một thời gian thôi”. Nói rồi, chị Hiếu lại cúi xuống lau vội dòng nước mắt. Những người hàng xóm nơi đây chia sẻ, từ ngày anh Bảo mất, ba cháu con anh cứ đến tối, hễ nghe tiếng xe máy đi qua ngõ lại chạy ra ngóng bố. Mỗi lần đi học về, các bé đều đứng trước di ảnh bố, “cười cười nói nói” khiến ai cũng phải nghẹn lòng.

Anh Bảo mất chị Hiếu ngày càng tiều tụy vì bản thân không nghề nghiệp ổn định phải chạy vạy lo cho ba đứa tuổi ăn tuổi học. Nguy cơ thiếu cơm, đứt chữ của các con chị Hiếu đang chờ chực trong những ngày sắp đến.

Lãnh đạo Ban An toàn Lao động tỉnh viếng nạn nhân tai nạn lao động ở thôn Đông Thái, xã Phong Mỹ (Phong Điền)

Gần hai năm trước, bà Cao Thị Nhớ, thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà mất đi người con trai do TNLĐ. Anh tên Hoàng Văn Uyên (sinh năm 1972), trong lúc làm việc cho nhà thầu xây dựng ngôi nhà cao tầng ở trong thôn bị té, rồi bị thanh sắt đánh vào người. Trên đường đưa anh đến BV Trung ương Huế cấp cứu thì anh trút hơi thở cuối cùng. Nhắc đến người con trai xấu số, bà Nhớ đau buồn: “Buổi sáng hôm ấy, nó đi làm rồi không về nữa. Giờ tôi muốn gặp nó thì chỉ nhìn vào di ảnh thôi”.

Từ ngày anh Uyên mất, bà Nhớ dù đau lòng nhưng cũng gắng gượng vì con dâu và hai cháu nội. Theo lời bà, mong muốn của anh Uyên khi còn sống là làm lụng kiếm tiền nuôi hai con ăn học đàng hoàng. Giờ thì điều đó là quá xa vời với gia đình bà. Mọi chi phí lo cho 2 con ăn học và trang trải cuộc sống gia đình đều dựa vào gánh ve chai, ngày có ngày không của người con dâu-vợ anh Uyên. Nhắc đến con dâu, bà Nhớ nghẹn lời: “Giờ mọi gánh nặng đều đặt lên vai con dâu, tôi bệnh hoạn không giúp gì được. Chỉ mong con dâu vượt qua hoàn cảnh nuôi các cháu trưởng thành”.

 Những năm gần đây, TNLĐ luôn là nỗi lo của không chỉ người lao động mà kể cả đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động. Năm 2019, toàn tỉnh xảy ra 43 vụ, với 43 người bị TNLĐ; trong đó, có 6 vụ chết người, 1 vụ bị thương nặng và 19 lao động nữ bị TNLĐ. Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ TNLĐ chết người; trong đó một vụ do thi công xây dựng công trình không đảm bảo an toàn và vụ khác do lật xe khi vận chuyển thiết bị phục vụ thi công đường dây điện.

Rõ ràng, TNLĐ vẫn luôn rình rập. Điều này ai cũng biết, nhưng dường như vẫn chưa đủ để thay đổi thái độ, hành vi, ý thức chấp hành quy định, kỷ luật lao động ở cả chủ sử dụng lao động và người lao động. Theo đánh giá của các chuyên gia ở lĩnh vực này, khung xử phạt trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động còn thấp nên chưa đủ sức răn đe, người sử dụng lao động và người lao động vẫn chưa  nghiêm chỉnh chấp hành. Vì thế, đó đây vẫn còn xảy ra những vụ TNLĐ đáng tiếc, cướp đi mạng sống của nhiều người và có người dù may mắn vượt qua cửa tử thần nhưng để lại di chứng nặng nề, mất sức lao động, phải sống dựa vào gia đình, xã hội…

TNLĐ là câu chuyện không còn mới. Để TNLĐ không còn là nỗi đau dai dẳng, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành chức năng; cũng như các chủ sử dụng lao động và người lao động phải có ý thức trách nhiệm, phải xem trọng an toàn lao động.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động

TIN MỚI

Return to top