ClockThứ Ba, 01/08/2017 10:27

Tập trung nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn

TTH - Xã Vinh Thanh (huyện Phú Vang) mới có 1/4 trường của 3 cấp học đạt chuẩn Quốc gia mức I. Là một trong những tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, xã Vinh Thanh đặc biệt quan tâm tập trung nguồn lực để hỗ trợ các trường trên địa bàn xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

Đẩy nhanh tiến độ xây trường đạt chuẩn Quốc gia

Một trong những mục tiêu mà Vinh Thanh cần phấn đấu là 80% trường học đạt chuẩn Quốc gia. Để thực hiện, mới đây Vinh Thanh đã quy hoạch và giao 6.000 m2 đất để Trường trung học cơ sở (THCS) Vinh Thanh mở rộng diện tích theo hướng xây dựng trường đạt chuẩn mức 2; quy hoạch trường tiểu học (TH) theo hướng “đổi đất lấy hạ tầng” và nhập trường để xây dựng trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất (CSVC) ở địa điểm mới.

Để đẩy nhanh tiến độ xây trường đạt chuẩn cho các trường còn lại, đầu năm 2017, Vinh Thanh đối ứng 20% kinh phí cùng ngân sách huyện xây 10 phòng học trị giá 5 tỷ đồng và cấp từ ngân sách xã thêm 500 triệu đồng để san lấp mặt bằng cho Trường TH số 1, bảo đảm tiến độ xây dựng để tháng 11/2017 tới sẽ là địa chỉ thứ 2 của xã được kiểm tra công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Xã cũng đang xúc tiến xây 8 phòng học (kinh phí 4 tỷ đồng) tại Trường TH số 2; trước đó, xã đã cấp 480 triệu đồng cho đơn vị này xây hệ thống tường rào ở cơ sở mới. Năm 2017, tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục của Vinh Thanh ít nhất là 9,98 tỷ đồng. Xã cũng đã lên kế hoạch cấp tiếp 400 triệu đồng (bước 1) để xây tường rào và sang lấp mặt bằng cho cơ sở của trường mầm non để đơn vị này tăng cường CSVC xây dựng trường đạt chuẩn năm 2018.

Năm học 2016-2017 Vinh Thanh có 2.249 trẻ đến trường (mầm non 555 em, TH 959 em và THCS 735 em), hiện hệ thống trường học của xã bảo đảm cho 100% trẻ trong độ tuổi đến trường. Cuối năm qua có 100% học sinh lớp 5 và 100% học sinh lớp 9 được công nhận hoàn thành chương trình cấp học. Ông Nguyễn Viết Thi, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Năm trước, Vinh Thanh còn 4 giáo viên mầm non không đạt chuẩn. Xã đã vận động và họ vui lòng nhường chỗ để tuyển dụng người trẻ có bằng cấp. Hiện, đội ngũ giáo viên ở đây 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Họ là những nhà giáo nhiệt huyết, có chuyên môn và trách nhiệm”.

Khó ở tiêu chí CSVC

Cái khó trong hành trình xây dựng trường đạt chuẩn ở Vinh Thanh hiện nay lại là CSVC, cụ thể là quỹ đất. Việc đổi đất lấy hạ tầng của Trường TH số 1 ách tắc về thủ tục. Xã đã có văn bản lên huyện để xúc tiến việc đổi 4.015 m2 đất ở cơ sở Trường TH 1 (tương đương 10 tỷ đồng) để đầu tư CSVC theo hướng chuẩn hoá cho trường. Trường TH Vinh Thanh 1 có 606 học sinh/21 lớp; do CSVC còn thiếu, trường thực hiện chủ trương ghép lớp của sở để tăng số lớp học 2 buổi/ngày, do đó đã thực hiện được 52,38%. Điểm trường mới số phòng học còn ít, chưa có đủ sân chơi, bãi tập, cổng tường rào nên ảnh hưởng đến việc đào tạo phát triển toàn diện cho học sinh. Nhà trường tích cực tham mưu và được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền địa phương nên trong quá trình chờ xây thêm phòng học đã xây dựng được cổng, đường bê tông nội bộ, nhà xe, tường rào….

Thầy giáo Hiệu trưởng Cao Xuân Dục cho biết, để đón đầu việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường đã nỗ lực hoàn thành các tiêu chí về đội ngũ và chất lượng, chỉ chờ đạt tiêu chí về CSVC là có thể đạt chuẩn. Để đảm bảo môi trường học tập xanh - sạch - đẹp khi chưa có trường mới, các phòng học ở trường cũ vẫn được quan tâm tu sửa, trang trí lớp học, đặt chậu cây cảnh, xây bồn trồng cây để trường học thoáng mát, thân thiện. Chuẩn bị năm học mới, trường tập trung sơn quét tu sửa phòng học, cổng; làm lại hàng rào, mua thêm sách giáo khoa, sách tham khảo và trang thiết bị để xây dựng thư viện đạt chuẩn; mua sắm thêm và chỉnh trang lại phòng đồ dùng dạy học và chỉ đạo giáo viên đưa đồ dùng dạy học về sử dụng tại lớp nghiêm túc, có hiệu quả.

“Về chất lượng giáo dục cũng như CSVC đã có định hướng, tuy nhiên về người học lại đang nảy sinh vấn đề cần quan tâm. Thứ nhất là, tình trạng học cao về không xin được việc làm khiến nhiều gia đình cảm thấy đầu tư đi học… không bằng đi làm nên có xu hướng cho con bỏ học sớm. Hai là, tình trạng các em ở thôn 5, thôn có 250 hộ sống chủ yếu bằng nghề buôn bán phế liệu, nhận thức không cao. “Chúng tôi sẽ tập trung xử lý để mỗi một trẻ em của Vinh Thanh đều được hưởng bình đẳng về giáo dục”, ông Thi khẳng định.

Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top