Thế giới Thế giới
Thái Lan mừng 70 năm trị vì của quốc vương
Ngày 9-6, người dân Thái Lan long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm trị vì của Quốc vương Bhumibol Adulyadej bằng cách treo hình ông ở khắp nơi công cộng, từ biển quảng cáo trên cao đến các đại lộ.
Sau 7 thập kỷ ngồi trên ngai vàng, Quốc vương Bhumibol được nhiều người Thái xem là trụ cột của sự ổn định. Vị quốc vương 88 tuổi này cũng là vị vua trị vì lâu nhất thế giới hiện nay.
Lễ kỷ niệm bao gồm một nghi lễ do 770 nhà sư chủ trì. Đây được xem là con số tốt lành. Các hoạt động này nhằm nhắc nhở người dân về mối quan hệ của họ với Quốc vương Bhumibol – người được xem là một phần không thể thiếu của bản sắc dân tộc và cũng là người cha của đất nước.
Ở bất cứ nơi nào đoàn xe của quốc vương đi qua, người dân đều tụ tập đón chào. Nhiều người còn mặc các trang phục có màu sắc của hoàng gia vào ngày sinh nhật của họ.
Tuy nhiên, xen lẫn trong không khí mừng ngày kỷ niệm là nỗi lo lắng về sức khỏe của quốc vương và tình hình chính trị. Quốc vương Thái Lan vừa phẫu thuật tim hôm 7-6 sau khi ở trong bệnh viện hơn 1 năm qua để điều trị nhiều căn bệnh.
Ngoài ra, nhiều người cũng bày tỏ lo ngại về người kế vị - Thái tử Vajiralongkorn. Người con trai 63 tuổi của quốc vương không nhận được sự ủng hộ của người dân nhiều như cha.
Một người đàn ông xăm hình quốc vương ngay trên cổ. Ảnh: REUTERS

Người phụ nữ này sưu tập hơn 100.000 bức tranh về quốc vương và gia đình hoàng gia hơn 40 năm qua. Ảnh: REUTERS
“Mối quan hệ của người dân với quốc vương sâu sắc đến độ khó có thể giải thích được. Ông ấy là cha của vùng đất này” – đại tá Winthai Suvaree, phát ngôn viên của hoàng gia Thái Lan, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters.
Chế độ quân chủ vốn không nắm thực quyền ở Thái Lan từ lâu. Năm 1946, khi mới 18 tuổi, Quốc vương Bhumibol thừa kế ngai vàng vốn đang lung lay sau khi chế độ quân chủ tập quyền chấm dứt vào năm 1932.
Qua nhiều thập kỷ trị vì, quốc vương chiếm được tình cảm của hàng triệu người dân thông qua các hoạt động y tế cộng đồng và phát triển vùng nông thôn. Điều này giúp chế độ quân chủ tìm lại được chỗ đứng vững chắc tại đất nước mà chính trị vẫn luôn bị quân đội thâu tóm phần lớn. Nổi tiếng là thường xuyên làm đảo chính song quân đội Thái Lan rất trung thành với hoàng gia.


Hình ảnh về quốc vương Bhumibol xuất hiện ở khắp nơi trên Thái Lan, từ nơi công cộng đến nhà riêng, nơi làm việc của người dân. Ảnh: REUTERS
Tình cảm người dân Thái dành cho quốc vương hầu hết đều xuất phát từ sự yêu quý chân thành. “Ngài đi vòng quanh đất nước, gặp mọi người, lắng nghe và giải quyết các vấn đề của họ. Đó là lý do vì sao chúng tôi quý mến ngài” – ông Yaovapha Thaitae, một người bán mì gần bệnh viện nơi nhà vua điều trị, chia sẻ.
Rất nhiều ngày lễ quốc gia của Thái Lan có liên quan đến hoàng gia. Sinh nhật của cả quốc vương và hoàng hậu chính là Ngày của Cha và Ngày của Mẹ ở xứ Chùa vàng.
“Các ngày lễ trong năm đều tôn vinh quốc vương. Cả giáo dục, biểu tượng quốc gia, đạo đức và biểu ngữ đều xoay quanh vua Bhumibol” – ông Paul Chambers, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở TP Chiang Mai, tiết lộ.
Chính vì sự tôn sùng này mà một vài nhà nghiên cứu đã đem ra so sánh với Triều Tiên: “Hình ảnh của quốc vương Thái Lan có ở khắp mọi nơi. Điều này giống với các nhà lãnh đạo ở Brunei và Triều Tiên”.
Theo Người lao động
- ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số (06/03)
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19 (05/03)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
-
ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19