ClockThứ Bảy, 09/01/2021 15:10

Thành công của tôm Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD năm 2021

Năm 2021 xuất khẩu tôm có thể tăng 15% so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD nhờ các lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do...

Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,15 triệu tấn gạo trong năm 2020Dâng hương kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đếOlympic tiếng Anh & chiếc áo dài làm nên ấn tượngĐiểm danh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu vượt ngưỡng tỷ đôNăm 2021 ngành dệt may xuất khẩu phấn đấu đạt 39 tỷ USDThị trường hàng hóa Tết: Siết chặt quản lý ngay từ khâu sản xuất

Ngay những ngày đầu tiên của năm 2021, ngành nông nghiệp cùng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu đã bắt tay vào công việc, đáp ứng yêu cầu của hàng loạt đơn hàng từ các thị trường khó tính. Thành công trong xuất khẩu mặt hàng tôm năm 2020 thực sự là "cú hích", tạo đà cho các doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng sản lượng, giá trị trong năm 2021. Vậy do đâu, trong lúc nhiều đối thủ cạnh tranh của chúng ta không có được tăng trưởng thì Việt Nam lại có được những thành công nhất định?

Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cho rằng, Việt Nam đang có các thuận lợi về thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu… và thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Chia sẻ về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020, ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - cho biết, việc thành công trong kiểm soát dịch Covid 19 của Việt Nam là một cơ hội tốt cho ngành tôm. Trong năm 2020, Minh Phú đã xuất khẩu được 55 ngàn tấn tôm thành phẩm, với kim ngạch đạt 580 triệu USD. Mục tiêu năm 2021 là 71 ngàn tấn tôm, kim ngạch 790 triệu USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2021, có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất, xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam. Nhu cầu thế giới vẫn ổn định trong khi các nước xuất khẩu khác chưa kịp phục hồi. Trung Quốc là nguồn cung tôm lớn nhất châu Á, tuy nhiên vẫn đang thiếu hụt nguồn tôm cho chế biến và tiêu dùng.

Cùng với đó, thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ đối với tôm đang ở mức thấp; lợi thế thuế quan cho xuất xứ thuần Việt Nam của sản phẩm tôm nuôi trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới...

Trong bối cảnh hiện tại, VASEP đưa ra dự báo, xuất khẩu tôm năm nay tăng khoảng 15% so với năm 2020, vượt mốc 4 tỷ USD.

Ông Võ Văn Phục – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản Sạch Việt Nam cho rằng, dịch Covid 19 khiến chuỗi cung ứng trong ngành tôm bị đứt gãy, từ hoạt động trong các nhà máy đến các hoạt động nuôi trồng. Với điều kiện này, chúng ta rất có thể đạt được các mục tiêu đề ra là xuất khẩu tôm đạt giá trị 4 tỷ USD.

Ở góc độ chuyên môn, ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN-PTNT) cho biết: ngành khuyến khích các mô hình nuôi đạt hiệu quả, ít rủi ro , truy suất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong năm 2021, tuỳ điều kiện thực tế, bà con có thể áp dụng các hình thái phù hợp để bảo đảm sản xuất thành công.

Trong bối cảnh các nguồn cung của đối thủ gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình được dự báo chưa thể khả quan hơn cho tới hết quý I/2021, các chuyên gia nhận định, xuất khẩu tôm của Việt Nam nếu đảm bảo tốt khâu nuôi trồng, chế biến thì sẽ tiếp tục đạt được các mốc tăng trưởng trong năm 2021. Vắc xin phòng Covid-19 ra đời cùng với lợi thế từ các FTA đang được các doanh nghiệp tận dụng sẽ là động lực cho hoạt động xuất khẩu tôm năm 2021.

Để đạt mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị, ngay từ những ngày đầu năm 2020, các đơn vị, doanh nghiệp và người nuôi chuẩn bị tốt các điều kiện và thả giống theo lịch mùa vụ năm 2021. Coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát tạp chất, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên kết giữa các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tiếp tục nâng cao tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng xuất khẩu. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất hiệu quả, giữ vững và phát triển thị trường đầu ra, đấu tranh với các rào cản kỹ thuật.

Trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và XK. Diện tích nuôi tôm tăng trung bình 1,4% mỗi năm, trong khi sản lượng tăng trung bình 5,7%, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện. Sản lượng tôm chân trắng tăng liên tục và tăng mạnh gần 41% sau 5 năm với mức tăng trung bình 9% mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng tôm sú tăng trung bình 1,2% và chỉ tăng 3,1% sau 5 năm, năng suất không có sự tăng trưởng đáng kể so với tôm chân trắng.

XK tôm trong 5 năm qua đạt tăng trưởng trung bình năm là 4%, tăng trưởng từng năm không ổn định, theo đó, tăng mạnh nhất vào năm 2017 với mức tăng 22,3% đạt trên 3,8 tỷ USD, chủ yếu nhờ XK tôm chân trắng tăng mạnh 29%. Sau 5 năm, XK tôm chân trắng ngày càng chiếm ưu thế trong sản phẩm tôm XK nhờ tăng trưởng mạnh (tăng trung bình năm 8,7%).

Top 6 thị trường NK tôm của Việt Nam gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 81-85% tổng giá trị NK tôm trong 5 năm qua. Từ năm 2017, Mỹ và EU hoán đổi vị trí cho nhau vì XK tôm sang Mỹ sụt giảm liên tục và giảm mạnh hơn thị trường EU. Trong giai đoạn này, XK sang Trung Quốc đột phá mạnh nhất với tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%. Sau Trung Quốc, Hàn Quốc cũng là thị trường đáng chú ý trong 5 năm qua với tăng trưởng trung bình năm 9% và tăng trưởng sau 5 năm là 34%, tiếp đến là EU với tỷ lệ tương ứng là 8% và 26%.

Từ năm 2014, Việt Nam là luôn nằm trong top 3 nước XK của thế giới, sau Trung Quốc và Na Uy. Trước 2014, Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước XK thủy sản, sau cả Thái Lan.

Giai đoạn 2015 – 2020, trải qua nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại thủy sản như thời tiết bất lợi, hạn hán xâm ngập mặn, bão lũ, rào cản thị trường như thuế chống bán phá giá tôm và cá tra tại Mỹ cao, truyền thông bôi bẩn làm giảm tiêu thụ cá tra tại EU, thẻ vàng IUU với hải sản XK, nhưng XK thủy sản của Việt Nam vẫn tăng từ 6,6 tỷ USD lên mức đỉnh trên 8,8 tỷ USD năm 2018, sau đó giảm nhẹ trong 2 năm 2019 và 2020.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đặt mục tiêu có được học bổng

Nhiều sinh viên đặt mục tiêu học tập, rèn luyện thật tốt để có thể nhận học bổng, đó là cách để các em phụ giúp gia đình.

Đặt mục tiêu có được học bổng
Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động khởi đầu cho vụ trồng rừng năm 2024, với mục tiêu cùng cả nước hoàn thành chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh
A Lưới
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Sáng 28/2, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với UBND huyện A Lưới về kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia

TIN MỚI

Return to top