Thế giới

ADB hoan nghênh chiến lược phát triển 10 năm của nhóm các nước GMS

ClockThứ Hai, 13/09/2021 08:33
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, kế hoạch 10 năm do các nước Đồng bằng sông Cửu Long đưa ra sẽ giúp khu vực chuẩn bị tốt cho bất kỳ đại dịch nào sẽ xuất hiện trong tương lai, cùng lúc thúc đẩy các chính sách thân thiện với môi trường.

GMS thịnh vượng - thách thức và cơ hội cho tương laiADB cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các nước tiểu vùng Mekong mở rộngBế mạc hội nghị thượng đỉnh GMS lần VPATA: Du lịch Mekong tăng trưởng 13%Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng xanh ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Ảnh minh họa: Livemint/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, các nhà lãnh đạo của 6 nước thành viên thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc vừa kết thúc kỳ hội nghị thượng đỉnh vào tuần trước với việc ban hành Chiến lược Thúc đẩy Phát triển Bền vững, Toàn diện trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

ADB cho biết, lần đầu tiên GMS đặt ra một sứ mệnh rõ ràng và ngân hàng sẵn sàng làm việc với các thành viên trong nhóm để mang lại tăng trưởng kinh tế và giúp khu vực chống lại các mối đe dọa như biến đổi khí hậu, rào cản thương mại, đô thị hóa nhanh chóng và các đại dịch như đại dịch COVID-19.

“Ưu tiên ngắn hạn của ADB là giúp các nền kinh tế của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) phục hồi từ đại dịch COVID-19. Song song với đó, hỗ trợ của ngân hàng sẽ mở đường cho một sự phát triển toàn diện, bền vững và có khả năng phục hồi trong tương lai dài hơi, phù hợp với chiến lược GMS-30. ADB sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc điều phối Chương trình GMS và tận dụng nguồn tài chính, hỗ trợ tri thức bằng cách phối hợp với khu vực tư nhân, cũng như nhiều đối tác phát triển khác”, Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa khẳng định.

Đại dịch COVID-19 đã đẩy 8 triệu người ở khu vực GMS vào cảnh đói nghèo, cùng với đó là hơn 340.000 lao động di cư buộc phải trở về quê nhà vì thất nghiệp. Theo ADB, chìa khóa để phục hồi trong chiến lược GMS-30 là “làm việc trong sự kết nối với cách tiếp cận dựa trên dự án để phát triển và hợp tác chính sách khu vực dài hạn”. Ngoài ra, ADB cũng lưu ý rằng, các nhà lãnh đạo GMS đã xác định các dự án ưu tiên trị giá 3,1 tỷ USD để hỗ trợ kế hoạch được diễn ra trôi chảy.

ADB cho biết họ sẽ đóng góp 45% trong tổng số 28 tỷ USD tiền tài trợ cho chương trình phát triển của GMS. Ngoài ra, 22% là đến từ các chính phủ GMS và 33% do các đối tác phát triển và khu vực tư nhân đóng góp. Tính từ năm 2018 đến năm 2020, ADB đã cung cấp 5,7 tỷ USD cho chương trình của GMS.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
ADB sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu

Theo tin từ Reuters ngày 11/11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có - đánh dấu lần đầu tiên có bảo lãnh, có chủ quyền cho tài chính khí hậu.

ADB sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu
Return to top