Thế giới

Ai Cập đòi bồi thường "khủng" vụ tàu Ever Given mắc kẹt kênh đào Suez

ClockThứ Tư, 14/04/2021 09:17
Một tòa án Ai Cập yêu cầu chủ tàu Nhật Bản Shoei Kisen Kaisha bồi thường 900 triệu USD do thiệt hại gây ra khi tàu Ever Given mắc kẹt trên kênh đào Suez gần một tuần vào tháng trước.

Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'Ùn tắc giao thông tại kênh đào Suez đã hoàn toàn được giải tỏaTừ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầuTàu Ever Given nổi hoàn toàn, giao thông sẽ sớm khôi phụcSiêu tàu Ever Given gây tắc nghẽn kênh đào Suez đã được giải cứu

Ai Cập giữ tàu Ever Given, đòi bồi thường gần 1 tỉ USD vụ mắc kẹt ở kênh đào Suez. Ảnh: AFP.

Thông tin mới nhất về yêu cầu bồi thường vụ mắc kẹt kênh đào Suez của tàu Ever Given được hãng tin nhà nước Al Ahram công bố ngày 13/4. Hãng tin Ai Cập cho biết, yêu cầu bồi thường cũng bao gồm phí bảo trì và chi phí của chiến dịch cứu hộ. Tàu Ever Given mang cờ Panama bị mắc kẹt ở kênh đào Suez đã chặn giao thông qua tuyến đường thủy thương mại toàn cầu quan trọng.

Lực lượng cứu hộ quốc tế đã làm việc suốt ngày đêm để giải cứu con tàu khổng lồ khỏi mắc kẹt. Việc khai thông tuyến đường kênh đào Suez là hoạt động cấp bách, thu hút sự chú ý toàn cầu vì tàu thuyền từ khắp nơi trên thế giới chở nhiên liệu và hàng hóa quan trọng đi qua tuyến đường này.

Tàu Ever Given được tái nổi thành công ngày 29.3 và được di chuyển đến hồ Great Bitter gần đó để kiểm tra khả năng đi biển và sửa chữa. Tàu Ever Given thuộc sở hữu của công ty Nhật Bản, do một công ty Đài Loan (Trung Quốc) điều hành và mang cờ Panama vào thời điểm bị mắc kẹt.

Shoei Kisen Kaisha cho biết, các công ty bảo hiểm và luật sư đang làm việc về yêu cầu bồi thường mà phía Ai Cập đưa ra liên quan tới vụ tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez. Chủ sở hữu tàu Ever Given từ chối bình luận thêm.

UK Club - công ty bảo hiểm bồi thường và bảo vệ cho tàu Ever Given - ngày 13/4 đã phản hồi yêu cầu bồi thường từ Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) với số tiền tới 916 triệu USD và đặt câu hỏi về cơ sở cho yêu cầu này.

"SCA không đưa ra lời giải thích chi tiết cho yêu cầu đặc biệt lớn này, bao gồm yêu cầu 300 triệu USD cho" tiền thưởng cứu hộ" và yêu cầu 300 triệu USD cho "tổn thất danh tiếng". Việc mắc cạn không gây ra ô nhiễm và không gây thương vong. Con tàu được tái nổi sau sáu ngày và kênh đào Suez đã nhanh chóng nối lại hoạt động thương mại của họ. Tuyên bố do SCA đưa ra cũng không bao gồm yêu cầu (thưởng) từ phía lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp - điều mà chủ sở hữu và đơn vị bảo lãnh thân tàu trông đợi sẽ nhận được yêu cầu riêng" - tuyên bố của UK Club nêu rõ.

Hàng hóa của tàu Ever Given đã bị bắt giữ cho đến khi tranh chấp được giải quyết, theo cơ quan quản lý kênh đào Suez.

Hơn 400 con tàu bị chặn không đi qua được tuyến đường vận chuyển quan trọng khi tàu Ever Given mắc cạn vào ngày 23.3. Nguyên nhân dẫn đến vụ mắc cạn này vẫn đang được giới chức Ai Cập điều tra riêng.

Ai Cập tổn thất từ 12 đến 15 triệu USD doanh thu mỗi ngày khi kênh đào Suez bị đóng cửa, AFP dẫn thông tin từ cơ quan quản lý kênh đào.

Theo số liệu chính thức, kênh đào Suez mang lại cho Ai Cập hơn 5,7 tỉ USD trong năm tài chính 2019-2020 - không khác biệt nhiều so với doanh thu 5,3 tỉ USD năm 2014.

Theo Laodong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kanglongda Việt Nam sẽ chi trả tiền bồi thường cho người dân trước ngày 14/11

Sáng 15/10, đại diện lãnh đạo huyện Phong Điền thông tin, Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam (Công ty Kanglongda Việt Nam) đã cam kết với ban, ngành chức năng và địa phương liên quan sau thời gian “lùng xùng” về việc chi trả kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án (DA) Nhà máy Kanglongda Huế tại KCN Phong Điền.

Kanglongda Việt Nam sẽ chi trả tiền bồi thường cho người dân trước ngày 14 11
Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập

Trước những chính sách tiền tệ mới của Ai Cập sẽ có tác động theo chiều hướng tích cực (ít nhất trong ngắn hạn) với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập lưu ý doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với bên nhập khẩu để chuẩn bị và làm rõ yêu cầu với sản phẩm của mình bởi các chính sách mới còn chưa được phía cơ quan chức năng Ai Cập quy định rõ ràng.

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập
Thái Lan triển khai chương trình bảo hiểm mới cho du khách nước ngoài

Theo nội dung của chiến dịch mới của chính phủ Thái Lan nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch nước ngoài khi họ đến nước này du lịch, du khách sẽ nhận được bảo hiểm y tế lên đến 500.000 Bath (hơn 13.800 USD) nếu xảy ra tai nạn ở Thái Lan và được bồi thường lên tới 1 triệu Bath (hơn 27.700 USD) trong trường hợp tử vong.

Thái Lan triển khai chương trình bảo hiểm mới cho du khách nước ngoài
Return to top