Thế giới

Dự báo gì trong năm 2024 đối với các nền kinh tế và thị trường lớn?

ClockThứ Bảy, 06/01/2024 16:26
TTH.VN - Dưới đây là góc nhìn về những gì có thể xảy ra trong 12 tháng tới đối với các nền kinh tế, lãi suất và các thị trường lớn.

Châu Á - Thái Bình Dương: Cần tách rời tăng trưởng kinh tế khỏi phát thải carbonẤn Độ vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2024Nền kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2024 nhờ xuất khẩuNguy cơ khủng hoảng vận tải quốc tế nhen nhóm từ Biển ĐỏChính phủ Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế

 Morgan Stanley dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại vào năm 2024. Ảnh minh họa: Reuters/Tạp chí Công Thương

Mối lo ngại về chính trị

Với lo ngại về tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng ở Trung Đông và xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt, hiện đã bước vào năm thứ ba, có thể nhận xét rằng các vấn đề địa chính trị có thể một lần nữa làm rung chuyển thị trường.

Cùng với đó, sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ cũng đã và đang đẩy chi phí vận tải lên cao, làm tăng thêm áp lực lạm phát, với việc các công ty vận tải phải tăng thêm hàng ngàn dặm vào lộ trình vận chuyển hàng hóa để tránh khu vực xung đột.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Generali Investments Vincent Chaigneau nhận xét, những rủi ro khác đối với triển vọng năm 2024 bao gồm khả năng các nhóm dầu mỏ OPEC+ sẽ phân bổ sản lượng hơn nữa để đẩy giá lên cao, qua đó cũng gây thêm tác động đối với những vấn đề liên quan đến bầu cử.

ANB Amro dự đoán, lãi suất giảm sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi vào cuối năm 2024, song tổ chức vẫn cảnh báo rằng các rủi ro sẽ xuất hiện trong thời gian tới vì nhiều lý do và căng thẳng địa chính trị khác.

Được biết, các cuộc bầu cử năm nay sẽ diễn ra tại các quốc gia chiếm 60% GDP toàn cầu, bao gồm Ấn Độ, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh, nhưng cuộc đua vào Nhà Trắng mới là điều thị trường quan tâm nhất…

Anh: Nỗi lo suy thoái gia tăng

Việc làm dự kiến sẽ giảm, nâng tỷ lê thất nghiệp mà nước này phải đối mặt lên mức 5% vào năm 2024, đến năm 2025 sẽ tiếp tục tăng nhẹ lên 5,2%. Bên cạnh đó, lạm phát ở Anh cũng dự kiến sẽ tiếp tục giảm. Trong đó Morgan Stanley dự đoán tỷ lệ lạm phát sẽ ở mức trung bình 2,8% trong năm, giảm từ mức 3,9% ghi nhận vào tháng 11 vừa qua, nhưng vẫn vượt mục tiêu 2% đưa ra bởi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).

Trong khi đó, lo ngại về suy thoái kinh tế ở Anh đã tăng lên vào cuối năm 2023, sau khi dữ liệu GDP cập nhật đã chỉ ra sự suy giảm nhẹ trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9. Morgan Stanley dự báo, Vương quốc Anh sẽ giảm 0,1% tăng trưởng vào năm 2024, rơi vào suy thoái kỹ thuật kéo dài ít nhất là 2 quý liên tiếp.

Morgan Stanley nhận định: “Nền kinh tế Anh đang mắc kẹt trong trạng thái cân bằng mong manh, với sự kết hợp chính sách đầy thách thức. Việc thoát khỏi suy thoái khó có thể diễn ra dễ dàng. Có khả năng Vương quốc Anh sẽ chứng kiến suy thoái kỹ thuật vào đầu năm và nền kinh tế yếu kém vào năm 2024”.

Với nền kinh tế yếu kém và tốc độ tăng giá chậm, các nhà đầu tư đang kỳ vọng BoE sẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2024 từ mức 5,25% của hiện tại và giảm xuống còn 3,75% vào tháng 12. Song hiện vẫn còn quá sớm để BoE đưa ra nhận xét và hành động cụ thể nào.

Triển vọng toàn cầu: Kiên cường nhưng chậm chạp

Oxford Economics tin rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ “hạ cánh” nhẹ nhàng, nhưng tăng trưởng vào năm 2024 có thể sẽ mờ nhạt theo tiêu chuẩn sau năm 2008. Tốc độ chậm này là do tác động của các yếu tố bao gồm lãi suất cao và thắt chặt chi tiêu của chính phủ.

Trong khi đó, Morgan Stanley dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại vào năm 2024, tức giảm từ mức ước tính 3% xuống còn 2,8%. Tại châu Âu, các chuyên gia của Morgan Stanley dự đoán mức tăng trưởng gần như không tích cực là 0,5% vào năm 2024 và 1% vào năm 2025, qua đó phản ánh “tác động của các cú sốc cung cấp năng lượng”, đặc biệt là ở Đức, cùng với đó là những tác động trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ.

Ngoài ra, có khả năng Trung Quốc sẽ gây áp lực lên tăng trưởng ở các thị trường mới nổi.

Jim Reid, chiến lược gia của Ngân hàng Deutsche Bank dự đoán nền kinh tế thế giới sẽ “suy thoái vào năm 2024” và Mỹ sẽ suy thoái nhẹ trong 6 tháng đầu năm, đến cuối năm sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tổng thể 0,6%. Khu vực đồng Euro chỉ được dự đoán sẽ tăng trưởng 0,2% trong năm thứ hai trì trệ liên tiếp.

“Theo tiêu chuẩn thời hậu chiến thì điều này rất đáng chú ý. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, nhưng doanh nghiệp và người tiêu dùng đã tỏ ra kiên cường khi đối mặt với lạm phát và lãi suất cao. Nếu các ngân hàng trung ương có thể thiết kế một “cuộc hạ cánh nhẹ nhàng”, chúng ta sẽ chứng kiến sự khởi đầu của một xu hướng đi lên mới trong chu kỳ kinh tế vào năm 2024”, Nhà kinh tế trưởng tại Deloitte Ian Stewart cho hay.

Đan Lê (Lược dịch từ The Guardian)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top