Thế giới

Kế hoạch mới có thể mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp xe điện của ASEAN

ClockThứ Hai, 30/10/2023 15:13
TTH.VN - Nhu cầu triển khai công nghệ năng lượng sạch hướng tới phát thải ròng bằng 0 trên toàn cầu đã và đang trở nên quan trọng hơn. Để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030 và giảm mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu xuống thấp hơn 7% so với số liệu ghi nhận vào năm 2020, cần phải triển khai quy mô lớn hơn của các công nghệ năng lượng sạch.

G7 nhất trí tăng cường chuỗi cung ứng với các đối tác đáng tin cậyIMF: Các nước cần theo đuổi cải cách cơ cấu theo định hướng tăng trưởng để phục hồi kinh tế nhanh hơnTikTok Shop dự báo chiếm 13,2% thị phần thương mại điện tử Đông Nam Á trong năm 2023Thái Lan dẫn đầu hệ sinh thái xe điện của ASEANThái Lan một lần nữa dẫn đầu về doanh số bán xe điện chạy pin

 Ngành công nghiệp xe điện của ASEAN có nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh minh hoạ: Bộ Công thương Việt Nam

Điều đó có nghĩa là, việc bổ sung công suất điện mặt trời và điện gió vào năm 2030 cần tăng gấp 4 lần so với mức của năm 2020. Dự đoán, thị phần xe điện (EV) sẽ chiếm 60% doanh số bán ôtô toàn cầu vào năm 2030.

Nhu cầu năng lượng của ASEAN vào năm 2030 được dự đoán sẽ tăng tới 1,5 lần so với năm 2020. Trong số các quốc gia thành viên, Indonesia có thị phần lớn nhất trong tổng nhu cầu năng lượng trong khu vực, chiếm 31% tổng nhu cầu năng lượng vào năm 2030. Ngành giao thông vận tải của nước này tiêu thụ thị phần năng lượng lớn thứ hai sau ngành điện. Ghi nhận vào năm 2020, ngành giao thông vận tải tiêu thụ 41% tổng nhu cầu năng lượng của Indonesia.

Chính sách của Indonesia về xe điện (EV)

Indonesia đặt mục tiêu triển khai 15,2 triệu chiếc xe điện vào năm 2030. Chính sách như vậy là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo giảm 12,5% lượng phát thải nhà kính. Theo kế hoạch này, pin đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng của ngành xe điện. Điều này có nghĩa là các khoáng chất quan trọng trong ngành công nghiệp pin xe điện sẽ trở nên cần thiết hơn đối với cả Indonesia nói riêng và ASEAN nói chung.

Thúc đẩy ASEAN trở thành trung tâm xe điện toàn cầu

Indonesia tiếp tục thể hiện vị thế vững chắc của mình trong ngành công nghiệp xe điện và đang dẫn đầu khu vực, trở thành trung tâm sản xuất xe điện toàn cầu. Trong những năm qua, Indonesia đã thu hút nhiều nhà đầu tư từ các công ty toàn cầu và nước này có thể trở thành trung tâm lớn nhất ở ASEAN về sản xuất pin và linh kiện. Nhìn rộng ra toàn ASEAN, có nhiều dấu hiệu đáng khích lệ cho thị trường xe điện trong khu vực, khi Thái Lan và Indonesia đang dẫn đầu.

Năm 2022, tỷ lệ doanh số bán xe điện của Thái Lan là khoảng 3%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình 1,5% của Indonesia. Trước những thành quả này, với tiềm năng của khu vực, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 2023, lãnh đạo các nước nhất trí tìm kiếm hợp tác và cộng tác chặt chẽ để xây dựng ASEAN thành trung tâm sản xuất toàn cầu và hài hoà các tiêu chuẩn khu vực cho hệ sinh thái xe điện.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN

Trong bối cảnh các quy định về tính bền vững được phát triển và việc công bố thông tin được tăng cường, tài chính thân thiện với môi trường sẽ sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á ngày càng tìm kiếm những giải pháp tài chính tổng hợp để mở rộng quy mô của các khoản đầu tư, theo ông Sunil Kaushal, đồng Giám đốc Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (CIB) của Ngân hàng Standard Chartered.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN
Return to top