Thế giới

LHQ: Hạn hán ảnh hưởng đến cuộc sống của 1/4 nhân loại

ClockThứ Sáu, 12/01/2024 18:46
TTH.VN - Dịch bệnh. Chiến tranh. Và bây giờ là hạn hán.

Nguồn cung lương thực chủ đạo toàn cầu trong năm 2024 sẽ bị thắt chặt vì nhiều lý doGiá gạo chạm mốc cao nhất 15 năm do nhiều lo ngại về nguồn cungCần tài trợ để ngăn El Nino làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầuGiá nông sản có thể chạm mức cao mới do El NinoChâu Á: Dự báo sản lượng cây trồng bị tác động bởi El Nino

Hạn hán ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới. Ảnh minh họa: PNVN 

Những vườn ô liu đã khô héo ở Tunisia. Rừng Amazon ở Brazil phải đối mặt với mùa khô hạn nhất trong một thế kỷ. Những cánh đồng lúa mì bị tàn phá ở Syria và Iraq, đẩy hàng triệu người vào cảnh đói khát sau nhiều năm xung đột. Kênh đào Panama - huyết mạch thương mại quan trọng, không có đủ nước, đồng nghĩa với việc có ít tàu thuyền qua lại hơn. Nỗi lo hạn hán đã khiến Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, hạn chế xuất khẩu hầu hết các loại gạo.

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, 1,84 tỷ người trên toàn thế giới - tương đương gần 1/4 nhân loại, bị ảnh hưởng bởi hạn hán trong năm 2022 - 2023, phần lớn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ông Ibrahim Thiaw - Tổng thư ký Ủy ban Công ước chống sa mạc hóa của LHQ cho rằng, “hạn hán diễn ra trong thầm lặng, thường không được chú ý và không dẫn tới các phản ứng chính trị và cộng đồng ngay lập tức”.

Nhiều đợt hạn hán trên khắp thế giới xảy ra vào thời điểm nhiệt độ toàn cầu cao kỷ lục và lạm phát giá lương thực gia tăng, khi xung đột Ukraine diễn ra - liên quan đến hai quốc gia sản xuất lúa mì lớn của thế giới, đã khiến chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn, tác động mạnh đến những người nghèo nhất thế giới.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), giá gạo - loại lương thực chủ yếu của phần lớn người dân trên thế giới, trong năm 2023 đã lên đến mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Một số tình trạng khô nóng bất thường hiện nay đang trở nên tồi tệ hơn do việc đốt nhiên liệu hóa thạch – một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Ví dụ, ở Syria và Iraq, tình trạng hạn hán suốt 3 năm qua sẽ rất khó xảy ra nếu không có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Ký ức về đợt El Nino gần đây nhất từ giữa năm 2014 - 2016 vẫn còn tươi mới. Thời điểm đó, Đông Nam Á chứng kiến sản lượng lúa gạo sụt giảm mạnh, đẩy hàng triệu người vào tình trạng mất an ninh lương thực.

Điều khác biệt là lần này, mức độ đói có thể sẽ tăng kỷ lục, sau những tác động kết hợp từ cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch COVID-19, cộng với các cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza. Ước tính của LHQ, số người phải đối mặt với “nạn đói cấp tính” có thể lên đến con số kỷ lục 258 triệu người, trong đó một số người đang trên bờ vực chết đói.

Mạng lưới hệ thống cảnh báo sớm nạn đói dự báo rằng hiện tượng El Nino đang diễn ra sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng trên ít nhất 1/4 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới, trong đó năng suất lúa ở Đông Nam Á có thể bị tác động mạnh.

Lúa gạo rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và các chính phủ cũng rất dễ bị tổn thương trước những biến động của giá gạo. Điều này giải thích tại sao gần đây, Indonesia đã chuyển sang tăng cường nhập khẩu gạo. Đó cũng là lý do tại sao Chính phủ Ấn Độ quyết định áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo của nước này.

Là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ đã tác động đến nhiều nơi khác. Giá gạo đã tăng vọt ở các quốc gia phụ thuộc vào gạo Ấn Độ như Senegal và Nigeria.

Trước đó, El Ninos cũng là tin xấu đối với việc trộng ngô, nhất là ở hai khu vực Nam Phi và Trung Mỹ. Đây thực sự là điều tồi tệ đối với những nông dân nhỏ ở các vùng đó, nhiều người trong số họ đã phải sống chật vật và đang phải vật lộn với giá lương thực vốn đã tăng cao.

Tại Trung Mỹ, hạn hán không chỉ ảnh hưởng đến lương thực. Ở một khu vực nơi mà bạo lực và bất ổn kinh tế khiến hàng triệu người cố gắng di cư đến Mỹ, một nghiên cứu gần đây cho thấy hạn hán có thể gây áp lực nặng nề lên quy mô của vấn đề này. Theo nghiên cứu, những năm khô hạn bất thường có liên quan đến sự gia tăng mức độ di cư từ Trung Mỹ đến Mỹ.

Dọc theo Kênh đào Panama, điều kiện khô hạn đã buộc gã khổng lồ vận tải biển Moller-Maersk hôm qua (11/1) phải tuyên bố sẽ bỏ qua hoàn toàn tuyến vận tải này và thay vào đó sẽ sử dụng tàu hỏa. Trong khi đó, hạn hán ở khu vực Amazon (Brazil) đã khiến nước uống trở nên khan hiếm và cản trở giao thông quan trọng trên sông vì mực nước cực thấp.

Trong bối cảnh đó, LHQ đã kêu gọi các quốc gia hợp tác, cùng hành động để giảm thiểu những tác động mà hạn hán gây ra cho người dân, nhất là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ NYTimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FAO: Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo

Trong một cuộc họp gần đây ở Italy, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một báo cáo quan trọng về nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, trong đó, nhấn mạnh nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào Chuyển đổi Xanh để thực phẩm thủy sản có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo toàn cầu.

FAO Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Return to top