Thế giới

Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo

ClockThứ Bảy, 10/04/2021 11:13
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa qua đã lên án sự ngăn cách giữa nước giàu và nước nghèo trong việc tiếp cận vaccine COVID-19 và nhận định rằng hơn một chục quốc gia vẫn chưa được bảo vệ.

COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tớiCác nước châu Á tìm nguồn cung vaccine sau khi COVAX bị ảnh hưởngTiếp cận vaccine không bình đẳng là mối đe dọa đối với cả thế giớiMoldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAXCơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau”

Tỷ lệ số người được tiêm chủng vaccine COVID-19 giữa các nước giàu và nghèo chênh lệnh khá lớn. Ảnh minh họa: AP/KEYSTONE/Báo Tuổi trẻ

Cụ thể, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chỉ trích việc các nước giàu mua quá nhiều vaccine, chính động thái này đã thổi bùng sự khan hiếm vaccine có sẵn cho các quốc gia nghèo hơn. Mục tiêu của ông là đến ngày thứ 100 của năm 2020, tiến trình tiêm chủng sẽ được thực hiện ở mọi quốc gia đã bị bỏ qua.

“Vẫn còn một sự mất cân bằng đáng kinh ngạc trong việc phân phối vaccine trên toàn cầu”, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong một buổi họp báo.

Trong số 220 vùng lãnh thổ, 194 vùng đã triển khai chương trình tiêm phòng vaccine COVID-19. Trong 26 vùng còn lại, 7 vùng đã nhận được vaccine và chuẩn bị tiêm phòng, 5 vùng khác sẽ nhận được đợt vaccine đầu tiên trong vài ngày tới và trong 14 vùng, một số chưa yêu cầu vaccine thông qua COVAX, một số chưa sẵn sàng và một số khác dự định sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng trong những tuần, tháng tới.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay: “Tin đáng khuyến khích là hầu hết các quốc gia muốn bắt đầu tiêm chủng đều đã bắt đầu tiêm chủng. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh từ “bắt đầu”. Hầu hết các quốc gia không có bất kỳ nước nào gần đủ vaccine để tiêm cho tất cả nhân viên y tế, hoặc tất cả các nhóm có nguy cơ”.

Theo số liệu của AFP, hơn 732 triệu liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng tại ít nhất 195 vùng lãnh thổ trên thế giới. Khoảng 49% là ở các nước có thu nhập cao, chiếm 16% dân số toàn cầu. Chỉ 0,1% được phân phối và tiêm chủng ở 29 quốc gia có thu nhập thấp - khu vực được biết đến là nơi sinh sống của 9% dân số thế giới.

Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã làm phép so sánh rằng tại các nước có thu nhập cao, cứ 4 quốc gia sẽ có 1 nước triển khai tiêm chủng. Tỷ lệ này lớn hơn nhiều so với các quốc gia có thu nhập thấp, nơi chưa đến 1/500 nước làm được điều này.

Cơ chế COVAX do WHO đồng lãnh đạo nhằm đảm bảo các nước nghèo có thể tiếp cận với vaccine miễn phí đã dự kiến phân phối 100 triệu liều vaccine đầu tiên trên toàn thế giới vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 38 triệu liều được phân phối cho 105 vùng lãnh thổ. Người đứng đầu WHO hy vọng mục tiêu này sẽ được bắt kịp vào tháng 4 và tháng 5.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top