Thế giới

Nền kinh tế các nước Đông Âu bị đe dọa do dân số giảm nhanh

ClockThứ Sáu, 08/11/2019 14:46
TTH.VN - Cùng chịu chung xu hướng dân số giảm giống như phần lớn lục địa châu Âu nhưng Liên Hiệp quốc dự đoán các nước Đông Âu sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn hầu hết các nước trong khu vực.

Số lượng binh sĩ Hàn Quốc sẽ giảm xuống còn 500.000 vào năm 2022Ấn Độ bắt đầu giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lầnBangkok: Thủ tướng Thái Lan cảnh báo người dân mang khẩu trang khi ra đườngDiễn đàn châu Á Bác Ngao công bố “Báo cáo giảm nghèo châu Á 2019“Căng thẳng thương mại kéo nền kinh tế Mỹ rơi vào nguy cơ suy thoái

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục tại các nước Đông Âu. Ảnh: Bloomberg

Tình trạng thiếu lao động đã trở nên phổ biến và tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục khiến nhiều vị trí việc làm bị bỏ trống. Trong khi đó, chính phủ các quốc gia khối Đông Âu từ chối tiếp nhận người tị nạn theo đề xuất của EU để bổ sung nguồn lao động mà chỉ chấp nhận người nhập cư từ các quốc gia lân cận như Ukraine.

“Hiện tại, họ đang loay hoay tìm cách vượt qua tình trạng này”, bà Beata Javorcik, nhà kinh tế trưởng mới được bổ nhiệm tại Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) nói.

Trường hợp Ba Lan gia nhập EU vào năm 2004 đã thúc đẩy hàng triệu công nhân di chuyển về phía Tây Âu, nơi họ được trả lương cao hơn. Thêm vào đó, chính sách cho người lao động nghỉ hưu sớm hơn ở nước này đang làm giảm thêm lực lượng lao động của họ.

Về mặt nhân khẩu học, bà Javorcik, 48 tuổi và là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vị trí quan trọng hàng đầu của EBRD, coi biến đổi khí hậu và gánh nặng lên các quốc gia phát thải ít carbon hơn là những tác động khác. Ba Lan, quê hương của bà và là nền kinh tế lớn nhất khối Đông Âu, lại là nhà xuất khẩu than lớn nhất khối và có 7 thành phố ô nhiễm nhất. Năng lượng tái tạo chỉ chiếm ít hơn 12% trong tổng số nguồn năng lượng của nước này.

Vì vậy, đổi mới sáng tạo là cần thiết để tránh khai thác nhiên liệu hóa thạch có thể đẩy nhanh quá trình tăng trưởng của Đông Âu từ xuất phát điểm của một trung tâm lao động giá rẻ trong các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô. “Những nguồn tăng trưởng có sẵn đã được khai thác trong 20 năm qua”, theo bà Javorcik. “Bây giờ bạn cần chuyển sang giai đoạn tiếp theo, và đó không hề là chuyện nhỏ”.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn

Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất về Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 vừa được công bố ngày 3/10, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo khu vực này - gồm các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024 và mức tăng trưởng này sẽ tăng lên 4,4% vào năm 2025. Theo AMRO, sự phục hồi liên tục trong thương mại và du lịch nước ngoài, cùng với nhu cầu trong nước mạnh mẽ, sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của khu vực.

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn
Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới

Trong năm thứ 11 liên tiếp, Thụy Sĩ tiếp tục đứng đầu danh sách, trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới trong việc thu hút nhân tài, cho thấy nguồn nhân tài mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế này bất chấp bối cảnh việc làm toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, theo Bảng xếp hạng Nhân tài thế giới IMD năm 2024.

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới
Return to top