Thế giới

Nền kinh tế Palestine bên bờ sụp đổ

ClockThứ Bảy, 24/08/2024 09:10
Nền kinh tế Palestine từng có dấu hiệu phục hồi nhưng hiện nay đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, đẩy Chính quyền Palestine đến bờ vực sụp đổ.

Tác động từ việc 3 quốc gia châu Âu bất ngờ công nhận Nhà nước PalestineViệt Nam ủng hộ nghị quyết về vấn đề thành viên Liên hợp quốc của PalestineXung đột Hamas - Israel: LHQ nhấn mạnh giải pháp hai nhà nướcLệnh ngừng bắn kéo dài thêm 2 ngày vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu viện trợIsrael và Hamas đạt thỏa thuận ban đầu về lệnh ngừng bắn nhân đạo

Xung đột Israel - Hamas ở Gaza đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế chung của Palestine. Ảnh: Getty Images/TTXVN 

Theo Pierre Boussel, nhà nghiên cứu chuyên về thế giới Arab ngày 23/8, Bờ Tây đã ở trong tình trạng mong manh trước khi Hamas tấn công Israel vào tháng 10 năm ngoái. Kể từ đó, vùng lãnh thổ này đã bị rung chuyển bởi tình trạng hỗn loạn kinh tế khiến Chính quyền Palestine (PA) phải đứng trước ngã ba đường, và cuối cùng có thể dẫn đến việc thay thế bằng một cấu trúc quản lý mới.

Mặc dù Dải Gaza về mặt lý thuyết nằm dưới quyền quản lý hành chính của PA, có trụ sở tại Ramallah của Bờ Tây, nhưng thực tế là khu vực này đã bị Hamas kiểm soát kể từ năm 2007. Trước khi xung đột với Israel nổ ra, Bờ Tây đã cho thấy sự cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Những dấu hiệu đáng khích lệ như doanh thu thuế tăng và xuất khẩu mạnh sang Israel cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, sau 10 tháng xung đột ở Gaza, PA đang bên bờ vực sụp đổ. 

Thâm hụt ngân sách phình to

Gần như ngay sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10 năm ngoái, Israel đã cấm khoảng 140.000 công nhân Bờ Tây tiếp tục làm việc trên lãnh thổ Israel, một đòn giáng nặng nề vào nền kinh tế Palestine. Sau đó, việc chuyển tiền thuế của PA, do Israel thu và chuyển giao sau khi trừ chi phí dịch vụ (ví dụ như nước thải và điện) do Tel Aviv cung cấp, đã bị đình chỉ một phần. Khoản doanh thu hàng tháng 175 triệu USD này là nguồn thu nhập chính của PA trong những năm gần đây.

Kho bạc của PA đang bị rút cạn để trả lương cho các công chức và cung cấp các dịch vụ công (y tế, giáo dục), với rất ít hy vọng được bổ sung. Israel cũng đã chấm dứt một cơ chế tài chính có từ Hiệp định Oslo 1993-1995, theo đó Chính phủ Israel thu và chuyển cho PA thuế hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào các vùng lãnh thổ Palestine.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đang giảm và lạm phát đang tăng vọt. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, thâm hụt ngân sách sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm. Chủ một cửa hàng tạp hóa địa phương nhỏ cho biết doanh số của cửa hàng đã giảm 70%. Hơn một phần ba người tiêu dùng sử dụng tín dụng để mua thực phẩm hàng ngày. Các ngân hàng ở Ramallah, quản lý 22 tỷ USD tài sản trước chiến tranh, đang ở trong tình trạng cực kỳ bấp bênh. Israel đang cân nhắc đình chỉ lệnh miễn trừ bảo vệ được ban hành hàng năm, cho phép các chủ nợ của mình làm việc với các tổ chức tài chính của Palestine.

Điều này đã khiến Mỹ phải can thiệp để ngăn Israel cắt đứt quan hệ ngân hàng với PA. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo Tel Aviv về hậu quả tiềm ẩn của việc này, nhấn mạnh rằng một sự rạn nứt như vậy có thể khiến PA rơi vào tình thế không thể cứu vãn.

Vấn đề lao động cũng trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với PA khi Israel đình chỉ việc làm của công nhân Palestine, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng trong các ngành như xây dựng, nông nghiệp và khách sạn. Ngành xây dựng dân dụng, vốn phụ thuộc nhiều vào lao động Palestine, đã giảm 95% khi chiến tranh Israel-Hamas nổ ra. Mặc dù có hy vọng về sự trở lại của một số lao động Palestine, Israel đã chuyển hướng tìm kiếm lao động từ các nước châu Á như Ấn Độ và Sri Lanka. Các thỏa thuận tuyển dụng lao động với các quốc gia này đang được thúc đẩy, với mục tiêu thay thế lực lượng lao động Palestine trong vòng ba đến bốn năm tới.

Trong khi đó, Israel vẫn duy trì sự mơ hồ về các biện pháp của mình, coi đây là giải pháp tạm thời. Tuy nhiên, bất kỳ sự gián đoạn hoàn toàn nào trong quan hệ kinh tế với Israel sẽ đẩy PA vào nguy cơ phá sản, vì nền kinh tế của PA gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế Israel.

Về kế hoạch dài hạn, Israel đang đứng trước một sự chia rẽ nội bộ về cách tiếp cận với PA. Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich, đại diện cho phe cánh hữu, cho rằng không nên hỗ trợ PA, trong khi quân đội và các cơ quan tình báo lại tin rằng việc duy trì một đối tác Palestine yếu vẫn là cần thiết để ổn định tình hình.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn

Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất về Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 vừa được công bố ngày 3/10, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo khu vực này - gồm các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024 và mức tăng trưởng này sẽ tăng lên 4,4% vào năm 2025. Theo AMRO, sự phục hồi liên tục trong thương mại và du lịch nước ngoài, cùng với nhu cầu trong nước mạnh mẽ, sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của khu vực.

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn
Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới

Trong năm thứ 11 liên tiếp, Thụy Sĩ tiếp tục đứng đầu danh sách, trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới trong việc thu hút nhân tài, cho thấy nguồn nhân tài mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế này bất chấp bối cảnh việc làm toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, theo Bảng xếp hạng Nhân tài thế giới IMD năm 2024.

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới
Return to top