Thế giới

Nhân viên ở châu Á đang dành nhiều thời gian để “tỏ ra bận rộn”

ClockThứ Hai, 14/08/2023 10:57
TTH.VN - Theo kết quả khảo sát toàn cầu mới từ Slack, công ty con của Salesforce và công ty nghiên cứu Qualtrics, khảo sát trên 18.000 nhân viên văn phòng làm bàn giấy, bao gồm cả các giám đốc điều hành chỉ ra rằng người lao động ở châu Á đang dành phần lớn thời gian cho việc “thể hiện công việc” – nói cách khác, tức tập trung tỏ ra bận rộn hơn là làm việc thực tế và hiệu quả.

Sóng nhiệt gây nguy hiểm cho người lao động và làm giảm năng suấtMỹ sẽ thiếu 67.000 lao động ngành công nghiệp chip vào năm 2030Đến năm 2030, 150 triệu việc làm ở G7 sẽ do người cao tuổi đảm nhậnAnh nới lỏng quy định về thị thực để thu hút lao động nước ngoài đến làm việc trong ngành xây dựngNew Zealand nới lỏng quy định nhập cư để thu hút lao động lành nghề quốc tế

leftcenterrightdel
 Tham gia quá nhiều cuộc họp đang làm giảm năng suất và chất lượng làm việc của nhân viên ở châu Á. Ảnh minh hoạ: Người Lao động

Dereck Laney, “nhà truyền bá công nghệ” của Slack tại châu Á – Thái Bình Dương cho biết, “thể hiện công việc” bao gồm dành nhiều thời gian cho các cuộc họp, nơi các nhóm trình bày thành tích nhiều hơn là đưa ra quyết định hoặc giải quyết các vấn đề.

Cuộc khảo sát cho thấy, 43% những người được hỏi là nhân viên từ Ấn Độ, 37% nhân viên Nhật Bản và 36% nhân viên từ Singapore cho biết họ dành nhiều thời gian hơn cho công việc như vậy. Tỷ lệ này có thể nói là cao hơn mức trung bình toàn cầu ở mức 32%.

Xếp cuối cùng trong bảng khảo sát là Hàn Quốc và Mỹ, với người lao động từ hai quốc gia này cho biết họ chỉ dành 28% thời gian để tỏ ra bận rộn.

“Lãng phí nỗ lực”

Theo chuyên gia Laney, việc nhân viên tập trung vào việc tỏ ra bận rộn “có khả năng bị ảnh hưởng” bởi cách các nhà lãnh đạo đo lường năng suất. Trong đó, các nhà lãnh đạo có nhiều khả năng đánh giá năng suất làm việc dựa trên hoạt động có thể nhìn thấy, thay vì tập trung vào việc đánh giá nhân viên khi đạt được kết quả. Sự mất kết nối này dẫn đến lãng phí nỗ lực khi nhân viên chỉ cố gắng thể hiện tốt trước mặt lãnh đạo của họ.

Theo báo cáo, trên toàn cầu, các số liệu về sự có mặt và hoạt động, chẳng hạn như số giờ Online, hoặc số lượng email được gởi đi, được xếp hạng là cách hàng đầu (chiếm 27%) mà các nhà lãnh đạo chọn sử dụng để đo lường năng suất làm việc của lao động.

Ngược lại, nhân viên có thể cảm thấy áp lực vì phải làm việc nhiều giờ hơn, trả lời email ngay lập tức hoặc tham gia mọi cuộc họp.

Đơn cử, 44% nhân viên Singapore – mức cao nhất toàn cầu – cho biết năng suất làm việc của họ bị ảnh hưởng do dành quá nhiều thời gian cho các cuộc họp và email.

Slack nhận thấy rằng 63% số người tham gia khảo sát nỗ lực duy trì trạng thái của họ trên mạng, ngay cả khi họ không làm việc.

Xếp hạng toàn cầu về phần trăm thời gian dành cho công việc thực tế bao gồm, Hàn Quốc (72%), Australia, Đức, Mỹ cùng 71%, Anh (70%), Pháp (69%), Nhật Bản (63%), Singapore (63%) và Ấn Độ chỉ 57%.

Bất chấp áp lực phải làm việc lâu hơn và rõ ràng hơn, hầu hết lao động khi tham gia khảo sát đều bày tỏ rằng họ mong muốn năng suất lao động của mình có thể được đo lường theo cách khác.

Thay vì thước đo hoạt động, những người lao động này muốn được đánh giá thống nhất thông qua các chỉ số hiệu suất chính, trò chuyện với các nhà quản lý và số giờ dành cho các loại công việc cụ thể.

Các công ty hoàn toàn có nhiều cơ hội khám phá những cách thức làm việc mới và khác biệt, chẳng hạn như áp dụng cách làm việc không đồng bộ, thay vì họp hành để tạo điều kiện công tác hiệu quả hơn tại nơi làm việc.

Nhân viên thích cách làm việc “không đồng bộ”

Theo đó, người lao động vẫn rất ủng hộ hình thức làm việc không đồng bộ, vốn phổ biến trong thời kỳ đại dịch do hình thức làm việc từ xa.

Bản báo cáo nhấn mạnh rằng, hơn một nửa số người được hỏi cho biết, cách tốt nhất để người sử dụng lao động hỗ trợ năng suất cho nhân viên là thông qua lịch trình linh hoạt, với 36% lựa chọn địa điểm linh hoạt. Nhận xét được đưa ra khi lợi ích của một nơi làm việc độc đáo và cải thiện không gian văn phòng hiện đang thấp, chỉ ở mức 32%.

Bên cạnh đó, sau khi trở lại làm việc tại văn phòng, người lao động coi việc “có ý thức cộng đồng” và động não để làm việc theo nhóm là hiệu quả hơn so với việc tham gia vào các nhiệm vụ có thể được thực hiện ở nhà.

Nghiên cứu mới nhất của Microsoft đã lặp lại quan điểm đó, khi đưa ra dẫn chứng rằng 84% nhân viên toàn cầu cho biết họ sẽ có động lực đến văn phòng nếu họ có thể giao lưu với đồng nghiệp, điều mà họ coi trọng hơn là một môi trường làm việc tốt.

Tính linh hoạt không chỉ là vị trí, mà còn là cách thức và thời điểm nhân viên làm việc. Điều đó có nghĩa là tuỳ vào công việc, với mỗi nhiệm vụ cụ thể sẽ có một môi trường làm việc tốt nhất để họ phát huy tốt năng lực và hoàn thành tốt công việc.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top