Thế giới

WHO: Ước tính ít nhất 115.000 nhân viên y tế toàn cầu đã chết vì COVID-19

ClockThứ Ba, 25/05/2021 09:45
TTH.VN - Phát biểu khai mạc kỳ họp trực tuyến Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 74 của các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào hôm qua (24/5), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ca ngợi những hy sinh của các nhân viên y tế trên toàn thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.

Ấn Độ tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 cho 340.000 nhân viên y tếNhật Hoàng tri ân các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch bệnhHàn Quốc: Nhân viên y tế đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tâm lý do dịch COVID-19 bùng phátPháp cam kết dành 7,5 tỷ euro để hỗ trợ nhân viên y tếLo sợ làn sóng COVID-19 thứ hai, châu Âu tích cực chuẩn bị lực lượng y tế

Các nhân viên y tế đang chăm sóc cho một bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ. Ảnh: AFP/Nhandan

Ông cũng cho biết kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay đã có ít nhất 115.000 nhân viên y tế tử vong vì COVID-19, từ đó kêu gọi mở rộng quy mô tiêm chủng ở tất cả các quốc gia. “Trong gần 18 tháng qua, các nhân viên y tế và chăm sóc sức khoẻ trên toàn thế giới đã đứng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết… Họ đã cứu vô số mạng sống và chiến đấu vì những người khác, nhưng cuối cùng lại không cứu được mình”, Tổng giám đốc WHO nói.

Trong khi số lượng báo cáo vẫn còn ít ỏi, WHO ước tính rằng ít nhất 115.000 nhân viên y tế và chăm sóc sức khoẻ đã phải trả bằng mạng sống của mình khi phục vụ những người khác. Theo WHO, kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, nhiều nhân viên y tế đã cảm thấy "thất vọng, bất lực và không được bảo vệ, thiếu khả năng tiếp cận với các thiết bị bảo hộ cá nhân và vaccine ngừa COVID-19".

Tổng giám đốc Tedros cảnh báo rằng sau 18 tháng, tình hình dịch bệnh vẫn còn bấp bênh và "với xu hướng hiện tại, số người chết sẽ vượt tổng số ca tử vong của cả năm ngoái trong vòng 3 tuần tới". Đồng thời, sẽ không có quốc gia nào thoát khỏi nguy hiểm hoàn toàn, bất chấp tỷ lệ tiêm chủng đạt đến bao nhiêu đi nữa. Mặc dù đến nay, chưa có biến thể nào xuất hiện làm giảm đáng kể hiệu quả của vaccine, các phương pháp chẩn đoán hoặc điều trị, nhưng không có gì đảm bảo rằng tình hình sẽ không thay đổi. “Rõ ràng, đại dịch vẫn chưa kết thúc, và nó sẽ không kết thúc cho đến khi nào sự lây nhiễm được kiểm soát ở quốc gia cuối cùng”. 

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, hơn 167 triệu người đã nhiễm COVID-19, với hơn 3,4 triệu người đã tử vong.

Trong bối cảnh đó, người đứng đầu WHO kêu gọi các nước lớn chia sẻ vaccine với các nước nghèo khi hơn 75% tổng số vaccine ngừa COVID-19 hiện nay được sử dụng chỉ ở 10 quốc gia. Ông mô tả sự bất bình đẳng tổng thể trong việc tiếp cận vaccine là “đáng xấu hổ”, đồng thời cảnh báo rằng nó đang “kéo dài đại dịch”.

Được biết, số lượng vaccine được sử dụng trên toàn cầu cho đến nay sẽ đủ để cung cấp cho tất cả các nhân viên y tế và người lớn tuổi nếu chúng được phân phối công bằng. Theo Our World in Data, hơn 1,6 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên toàn cầu, trong đó Mỹ, EU, Anh, Israel và Canada dùng gần 600 triệu liều, trong khi Trung Quốc đã sử dụng hơn 510 triệu liều.

Trong khi đó, chương trình COVAX - một cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu do WHO đồng dẫn đầu, chỉ cung cấp được 72 triệu liều cho 125 quốc gia và nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình, và con số này chỉ “đủ cho gần 1% dân số của các quốc gia đó”. Cơ chế COVAX cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung đáng kể làm trì hoãn nỗ lực triển khai các chương trình tiêm chủng ở các nước nghèo hơn.

Theo đó, ông Tedros kêu gọi các quốc gia thành viên hỗ trợ để tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số của mọi quốc gia vào tháng 9 tới và tăng cường số lượng đóng góp vaccine để tỷ lệ tiêm chủng đạt 30% vào cuối năm nay.

Ông nói rằng đó là “những mục tiêu tối thiểu mà chúng ta nên hướng tới” và là “yếu tố quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh nghiêm trọng và tử vong, giữ an toàn cho nhân viên y tế và mở cửa lại các nền kinh tế của chúng ta”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CA TỬ VONG ĐẦU TIÊN Ở NGƯỜI VÌ CÚM GIA CẦM H5N2:
WHO đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủ

Hãng Thông tấn AFP ngày 7/6 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, cơ quan này đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủ, sau khi một người đàn ông tử vong vì cúm gia cầm ở Mexico, trường hợp người đầu tiên được xác nhận nhiễm chủng cúm gia cầm H5N2.

WHO đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủ
NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 2024 (31/5):
WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ

Từ năm 1987, ngày 31/5 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đến đại dịch thuốc lá, cũng như đến tình trạng tử vong và bệnh tật cho hút thuốc gây ra.

WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ
Philippines thiếu 190.000 nhân viên y tế

Bộ trưởng Y tế Philippines Teodoro Herbosa cho biết nước này đang thiếu 190.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe, khiến chính phủ phải xem xét một loạt các lợi ích để giữ chân những nhân viên trong lĩnh vực này.

Philippines thiếu 190 000 nhân viên y tế
Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
Return to top