Thế giới

Mỹ nâng khuyến cáo đi lại đến Nhật Bản lên mức cao nhất do COVID-19

ClockThứ Ba, 25/05/2021 14:55
TTH.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua (24/5) đã khuyến nghị người dân nước này không nên đến Nhật Bản do đại dịch COVID-19, nâng cảnh báo du lịch từ mức 3 lên 4 - mức cao nhất, chỉ 2 tháng trước khi Thế vận hội Tokyo bắt đầu.

Nhật xem xét hủy bỏ Thế vận hội 2021 vì dịch bệnh tăng vọtNhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội OlympicNhật Bản: Thế vận hội Tokyo vẫn sẽ diễn ra trong mùa hè nàyThủ tướng Nhật Bản khẳng định quyết tâm đăng cai Olympic Tokyo vào năm 2021

Bất chấp tình hình dịch bệnh phức tạp, Nhật Bản vẫn muốn Thế vận hội diễn ra theo kế hoạch vào tháng 7 tới. Ảnh: Reuters/CAND

Việc nâng mức cảnh báo này diễn ra khi Nhật Bản đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm lần thứ 4, khiến chính phủ nước này phải cân nhắc việc mở rộng tình trạng khẩn cấp về đại dịch ở Tokyo, Osaka và các khu vực khác sau ngày hết hạn hiện tại là 31/5.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đánh giá mới nhất của Bộ dựa trên Chỉ dẫn ứng phó với COVID-19 mới cập nhật của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho thấy Nhật Bản đang đối mặt với “mức lây nhiễm COVID-19 rất cao”.

CDC cho biết: “Do tình hình hiện tại ở Nhật Bản, ngay cả những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ cũng có thể có nguy cơ nhiễm bệnh và lây truyền các biến thể của virus Sars-CoV-2. Vì vậy nên tránh tất cả các chuyến du lịch đến Nhật Bản”.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ không đưa ra tư vấn về Thế vận hội Mùa hè, dự kiến ​​được tổ chức từ ngày 23/7 - 8/8 tới, nhưng mức độ cảnh báo cao có thể ảnh hưởng đến quyết định của Mỹ về việc có cử vận ​​động viên của mình tham dự giải đấu hay không. Nhật Bản trước đó đã quyết định không cho phép khán giả và tình nguyện viên ở nước ngoài nhập cảnh vào nước này để tham dự các trận đấu.

Trong khi đó, Ủy ban Olympic & Paralympic Mỹ bày tỏ lòng tin đối với các biện pháp phòng dịch hiện tại áp dụng cho các vận động viên, nhân viên và Ban tổ chức Olympic, từ đó cho rằng các vận động viên nước này sẽ không gặp rủi ro quá mức khi thi đấu ở Tokyo.

Sau khi bị hoãn 1 năm, các quan chức hàng đầu của Nhật Bản và Olympic cam kết Thế vận hội vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch vào tháng 7 tới, ngay cả khi các cuộc khảo sát cho thấy phần lớn người Nhật muốn huỷ bỏ hoặc tiếp tục hoãn Thế vận hội năm nay do lo số ca mắc COVID-19 ở đây đang gia tăng.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato khẳng định nước này có liên hệ chặt chẽ với chính phủ Mỹ và “Mỹ hoàn toàn không có sự thay đổi nào trong việc ủng hộ quyết định tổ chức Thế vận hội của Nhật Bản”.

Vào tháng 3 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra khuyến cáo mọi công dân nước này nên tránh tất cả các chuyến du lịch quốc tế trong bối cảnh COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới.

Khuyến cáo này đã được dỡ bỏ vào tháng 8/2020 và hướng dẫn cụ thể về du lịch đến Nhật Bản kể từ đó vẫn ở cấp độ 3, theo đó công dân Mỹ được khuyến khích “cân nhắc kỹ việc đi lại” đến quốc gia này.

Được biết hiện tại, khoảng 150 quốc gia được xếp cảnh báo cấp độ 4 của Bộ Ngoại giao Mỹ. Cảnh báo cấp độ 4 được đưa ra khi tỷ lệ nhiễm COVID-19 đạt hơn 100 ca trên 100.000 dân trong 28 ngày gần nhất.

Một quan chức Mỹ cho biết tỷ lệ mắc COVID-19 hiện tại của Nhật Bản là 120 trường hợp trên 100.000 người.

Việc chậm triển khai các chiến dịch tiêm chủng ở Nhật Bản được xem là một trong những vấn đề làm gia tăng lo ngại. Nước này chỉ mới tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho chưa tới 5% dân số, chậm nhất trong số các cường quốc giàu có trên thế giới và đã ghi nhận hơn 722.000 ca nhiễm COVID-19 cùng với khoảng 12.350 ca tử vong đã được báo cáo, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.

Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, với tổng số ca nhiễm bệnh lên tới hơn 33 triệu người và số ca tử vong vượt quá 590.000 người. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở nước này đã được cải thiện khi nước này triển khai các đợt tiêm chủng quy mô lớn cho người dân.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters, CNA & Japatimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024

Với mong muốn lan tỏa nghệ thuật truyền thống Okinawa đến bạn bè quốc tế tại Festival Huế 2024, Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji (Nhật Bản) sẽ mang đến các tiết mục mới kết hợp giữa trống và lân, tạo nên những điệu nhảy uyển chuyển và sống động khiến người xem không thể rời mắt.

Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top