Thế giới

Tiêm vaccine đầy đủ, cung cấp khả năng bảo vệ 69% chống lại biến thể Delta

ClockThứ Năm, 08/07/2021 09:55
TTH.VN - Một nghiên cứu của Singapore đã phát hiện ra rằng vaccine COVID-19 cung cấp 69% khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm bởi biến thể Delta của coronavirus bất kể triệu chứng, Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết hôm qua (7/7).

COVID-19: Biến thể Delta có thể chiếm đến 90% số ca nhiễm mới ở EUBiến thể Delta hiện đã thống trị toàn cầuAnh đối mặt làn sóng dịch thứ ba với khả năng 40.000 người chết vì biến thể DeltaMỹ chạy đua tiêm chủng để giảm sự lây lan của biến thể Delta

Nghiên cứu của Singapore cho thấy nguy cơ nhiễm biến thể Delta giảm 69% nếu tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: NYT/Dangcongsan

Nghiên cứu của Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia (NCID) và Bộ Y tế Singapore (MOH) cho thấy khả năng bảo vệ khỏi bệnh có triệu chứng là “từ 80% đến 90%” nếu được tiêm chủng. Quan trọng hơn, hiệu quả của việc tiêm vaccine COVID-19 chống lại các biến chứng nghiêm trọng, cần thở oxy, chăm sóc ICU (đơn vị chăm sóc đặc biệt) hoặc tử vong lên đến 93%, Bộ trưởng Ong cho biết.

NCID và Bộ Y tế Singapore gần đây đã hoàn tất một nghiên cứu về khoảng 1.000 hộ gia đình có liên quan tới các ca nhiễm COVID-19 từ tháng 9 năm ngoái đến cuối tháng 5 năm nay. Những phát hiện này sẽ được “đệ trình để công bố quốc tế” và là đóng góp của Singapore trong việc hiểu rõ về biến thể Delta và vai trò của vaccine ngừa COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Theo nghiên cứu, trong số các ca nhiễm trong nước được báo cáo kể từ ngày 11/4 đến nay, chỉ 1% trong số những người đã tiêm chủng nhiễm COVID-19 cần phải thở oxy và không có trường hợp nào phải chuyển vào ICU. Trong khi đó, Bộ trưởng Ong cho biết khoảng 10% các ca nhiễm không được chủng ngừa COVID-19 đã chuyển biến qua bệnh nặng.

Khoảng 2/3 dân số Singapore hiện đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine đầu tiên. Ít nhất một nửa dân số dự kiến ​​sẽ hoàn thành việc tiêm chủng vào cuối tháng 7 này.

Trong bối cảnh không còn bị hạn chế bởi nguồn cung, Bộ trưởng Ong cho biết nước này có khả năng cung cấp nhiều liều lượng vaccine hơn và có thể đạt mục tiêu bao phủ đối với những người đã tiêm ít nhất một mũi trong 1 hoặc 2 tuần tới. Bộ trưởng Ong cũng kêu gọi người dân tiêm mũi thứ 2 sớm hơn, với khoảng cách giữa liều đầu tiên và thứ hai là 4 tuần, thay vì 6-8 tuần như trước đó.

Trước đó, một nghiên cứu của Vương quốc Anh cũng cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine đối với các bệnh nhân nhiễm bệnh có triệu chứng từ biến thể Delta là 35% nếu đã tiêm một liều, và con số này tăng lên 79% với những bệnh nhân đã tiêm đủ hai mũi vaccine COVID-19.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Liberia, Benin và Sierra Leone vừa triển khai vaccine sốt rét nhằm tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em trên khắp ba quốc gia Tây Phi này.

Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét
Return to top