Thế giới

Cần gấp 7,7 tỷ USD để giúp các nước nghèo sống sót trước biến thể Delta

ClockThứ Tư, 11/08/2021 14:56
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi 7,7 tỷ USD – khoản tiền mà các quan chức cho rằng là cần thiết để giúp các quốc gia có thu nhập thấp hơn tồn tại qua đợt dịch hoành hành bởi biến thể Delta bằng cách cung cấp vaccine, máy thở và thúc đẩy hành động chăm sóc y tế.

Biến thể Delta đứng sau sởi về khả năng lây nhiễmWHO: Số ca nhiễm COVID-19 mới tại Indonesia cao nhất thế giới trong tuần trướcWHO: Biến thể Delta sẽ thống trị thế giới trong những tháng tớiWHO: Nếu may mắn, chúng ta có thể kiểm soát được đại dịch vào năm 2022WHO: Các nước giàu không nên đặt hàng vaccine tiêm nhắc lại khi chưa thực sự cần thiết

Các quốc gia nghèo đang cần sự trợ giúp để đối phó và chống lại biến thể Delta của COVID-19 đang lây lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Tiến sĩ Bruce Alyward, Cố vấn cấp cao của Tổng Giám đốc WHO cho biết, nguồn quỹ này sẽ được gửi đến ACT Accelerator – Chương trình Hợp tác toàn cầu tiếp cận công cụ ứng phó với COVID-19 của WHO.

Theo Tiến sĩ Bruce Alyward, số tiền này là cần thiết để trang trải một phần cho khoản thiếu hụt lên đến 16,8 tỷ USD vốn đang cản trở khả năng của WHO trong việc chống lại đại dịch lây lan tại các nước đang phát triển – những quốc gia có ít khả năng, hoặc không có khả năng tiếp cận với vaccine.

Trong khi đó, Tiến sĩ Mariangela Simao, trợ lý Tổng Giám đốc WHO về tiếp cận thuốc, vaccine và dược phẩm nhấn mạnh: “Bên cạnh vấn đề về đạo đức, nhiều người có thể giữ được mạng sống nếu có sự hỗ trợ của công nghệ. Chúng ta không thể chỉ loại bỏ dịch bệnh ở riêng lẻ một quốc gia nào. Công nghệ sẽ giúp ích cho nhân loại nói chung. Chúng ta cần phải giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Nếu không, chúng ta vẫn sẽ phải chung sống lâu dài với đại dịch, lâu hơn so với những gì cần thiết”.

Được biết, các quan chức của WHO đã đặt mục tiêu đến tháng 9 tới sẽ tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số toàn cầu, ít nhất 40% vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm sau. Hiện một số quốc gia trên toàn thế giới vẫn chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng của mình, trong khi các nước giàu có hơn như Mỹ và Israel đã tiêm chủng đẩy đủ cho hơn ½ dân số quốc gia.

Trong một thông tin có liên quan, Tiến sĩ Bruce Alyward cho biết, người dân ở các nước nghèo hơn khi có biểu hiện sốt hoặc một số triệu chứng khác hiện vẫn chưa có các thiết bị xét nghiệm để xác định đó là do COVID-19 hay bệnh gì gây ra, chẳng hạn như do sốt rét, lao, viêm phổi hay HIV. Ngoài việc cung cấp các liều vaccine, khoản hỗ trợ cũng bao gồm cả việc xét nghiệm COVID-19, cung cấp oxy và khẩu trang.

Trước đó, WHO cho biết họ đã kêu gọi 7,7 tỷ USD để vận hành ACT Accerlerator, cùng lúc yêu cầu thêm 3,8 tỷ USD để mua 760 triệu liều vaccine COVID-19 để giao cho các nước cần dùng đến vào năm tới.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top