Thế giới

Châu Á tăng tốc tiêm phòng COVID-19

ClockChủ Nhật, 19/09/2021 16:17
Nhờ nguồn cung dồi dào hơn và tâm lý người dân mong sớm được dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch mà chương trình tiêm phòng Covid-19 của nhiều nước châu Á đang tăng tốc ấn tượng.

Cần tăng cường tiêm chủng vaccine COVID-19 ở khu vực châu Á – Thái Bình DươngDu lịch châu Á đang phục hồi, song rủi ro vẫn cònTạm ngừng tiêm chủng vaccine của AstraZeneca có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á

Người dân đeo khẩu trang trên đường phố thủ đô Tokyo - Nhật Bản ngày 9-9 Ảnh: REUTERS

Theo Reuter, Nhật Bản và Hàn Quốc đã vượt qua Mỹ ở số người được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin Covid-19. Sau những trục trặc nguồn cung ban đầu, Hàn Quốc nhiều khả năng vượt mốc 70% dân số được tiêm mũi 1 vào cuối tuần này.

Ấn Độ cũng tạo đột phá lớn với kỷ lục tiêm 22,6 triệu mũi chỉ trong ngày 17-9, gấp 3 lần trung bình số liều tiêm hằng ngày trong tháng qua. 

Tỉ lệ tiêm chủng ở Ấn Độ đã tăng mạnh trong vài tuần qua nhờ việc Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, gia tăng nhanh chóng sản lượng vắc-xin AstraZeneca. Một nguồn tin chính phủ tiết lộ SII sẽ cung cấp 200 triệu liều vắc-xin cho Ấn Độ trong tháng này, hơn 50 triệu liều so với tháng trước.

Với khả năng sản xuất hơn 2 tỉ liều/năm, hiện đất nước 1,35 tỉ dân đã tiêm hơn 792 triệu liều vắc-xin, đứng thứ 2 sau Trung Quốc và đặt mục tiêu tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin cho gần như toàn bộ người trưởng thành trong nửa đầu tháng 10.

Trong khi đó, trang tin Bloomberg ngày 16-9 đưa tin Trung Quốc đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 cho hơn 1,01 tỉ người (hơn 70% dân số), tức tổng cộng 2,16 tỉ mũi.

Chiến lược tiêm chủng mỗi nước một khác song theo ông Paul Griffin, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Trường ĐH Queensland (Úc), "củ cà rốt" để thúc đẩy mọi người đi tiêm là mục tiêu mở cửa trở lại. 

Hiện tiêm được ít nhất 1 mũi cho 56% dân số, Úc kỳ vọng hoàn tất tiêm chủng cho nhóm dân số từ 12 tuổi trở lên vào giữa tháng 10 tới. Nước này đang ưu tiên dồn vắc-xin cho các thành phố lớn nhất, vốn đang chịu cảnh phong tỏa vì làn sóng Covid-19 thứ ba.

Nhật Bản cũng vượt qua những trở ngại hậu cần ban đầu để đạt được mốc tiêm chủng khoảng 1 triệu mũi/ngày kể từ giữa tháng 6 tới nay. Thủ tướng Suga Yoshihide hồi giữa tuần rồi nhận định tốc độ tiêm chủng phản ánh nỗ lực "trở lại cuộc sống bình thường" của Nhật Bản.

Singapore thậm chí tiến xa hơn, sau khi tiêm đầy đủ cho hơn 82% dân số, đảo quốc này bắt đầu chú ý đến việc tiêm mũi tăng cường.

Theo NLD

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top