Thế giới

Hơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN lạc quan về triển vọng kinh tế

ClockThứ Sáu, 12/08/2022 12:03
TTH.VN - Hơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được khảo sát tại 5 thị trường lớn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bày tỏ sự lạc quan về triển vọng kinh tế, trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực mở cửa trở lại biên giới và khôi phục hoạt động du lịch miễn cách ly, theo Nghiên cứu Chuyển đổi SME ASEAN năm 2022 vừa được công bố.

ASEAN: Kinh tế kỹ thuật số trong SMEs thúc đẩy GDP lên tới 1 nghìn tỷ USDTrạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SMEDoanh nghiệp vừa và nhỏ châu Á - Thái Bình Dương ứng phó tốt với đại dịch

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Indonesia lạc quan nhất trong số các doanh nghiệp được khảo sát. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong số 1.500 doanh nghiệp được khảo sát tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, 55% doanh nghiệp lạc quan về tăng trưởng kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp ở Indonesia là những doanh nghiệp lạc quan nhất cho đến nay, với 75% trong số đó bày tỏ niềm tin vào nền kinh tế; điều này trái ngược với tỷ lệ thấp hơn ở mức 42% tại Singapore. Ngoài ra, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp ở 3 quốc gia còn lại dao động ở mức từ 50-54%.

Đây là lần thứ 3 nghiên cứu này được thực hiện, và được Tập đoàn ngân hàng đa quốc gia UOB, Công ty tư vấn quản lý Accenture và Công ty cung cấp dữ liệu thương mại Dun & Bradstreet tiến hành hồi quý I năm nay. Trước đó, nghiên cứu đã được thực hiện vào các năm 2018 và 2020.

Bà Audrey Chia, Giám đốc điều hành tại Dun & Bradstreet cho hay, triển vọng đối với ASEAN “sẽ tiếp tục lạc quan ở mức vừa phải”; song, bà cũng nhấn mạnh những rủi ro dưới dạng những bất ổn địa chính trị đang diễn ra, tình trạng lạm phát và sự gia tăng lãi suất tại Mỹ.

Cuộc khảo sát mới nhất cũng chỉ ra rằng, 74% các doanh nghiệp được hỏi có ý định mở rộng hoạt động bên trong ASEAN. Trong đó, Thái Lan, Philippines và Indonesia là 3 điểm đến được lựa chọn hàng đầu trong 3 năm tới, với tỷ lệ lần lượt là 40%, 39% và 33%.

Bên cạnh đó, ông Lawrence Loh, người đứng đầu nhóm ngân hàng kinh doanh tại UOB nói thêm, cuộc khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn đầu tư để tăng trưởng, đặc biệt là vào các công nghệ nhằm cải thiện tiếp thị, thu hút khách hàng, quản lý mạng lưới và các hoạt động của họ.

Cũng trong cuộc khảo sát này, cứ 3 doanh nghiệp được hỏi thì có 2 doanh nghiệp khẳng định, tính bền vững là một lĩnh vực có tầm quan trọng và đáng quan tâm. Những lĩnh vực trọng tâm hàng đầu đối với tính bền vững là việc phát triển các mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mới (với tỷ lệ ở mức 57%), và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nước và tài nguyên (với tỷ lệ ở mức 52%).

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top