Thế giới

Khủng hoảng khí hậu: Châu Á hứng chịu từ nhiệt độ tăng vọt cho đến lượng mưa kỷ lục

ClockChủ Nhật, 23/07/2023 09:03
TTH - Lục địa lớn nhất và đông dân nhất thế giới đang đối phó với những tác động nghiêm trọng của thời tiết mùa hè khắc nghiệt, khi các quốc gia phải chịu đựng những đợt sóng nhiệt gay gắt và lượng mưa gió mùa ở mức kỷ lục.

Nắng nóng kỷ lục thiêu đốt nhiều nước từ Mỹ, châu Âu cho đến Trung QuốcKhủng hoảng khí hậu gia tăng khi nắng nóng phá kỷ lục tháng 5

leftcenterrightdel
 Tình trạng ngập lụt sau những trận mưa xối xả ở thành phố Chandigarh, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Ngay trong tháng 7 này, những trận mưa xối xả đã làm ngập lụt nhiều khu vực tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người, cũng như gây ra lũ quét, sạt lở đất và tình trạng mất điện. Nhiệt độ kỷ lục còn dẫn đến sự gia tăng của các bệnh liên quan đến nhiệt, nhất là ở các cộng đồng dễ bị tổn thương, như người cao tuổi.

Ở Hàn Quốc, ít nhất 41 người đã thiệt mạng trong những ngày gần đây, và hàng nghìn người khác buộc phải sơ tán khỏi nhà và tìm nơi trú ẩn tạm thời, khi những trận mưa lớn đổ bộ vào miền Trung và miền Nam của nước này.

Nhằm đối phó với thiệt hại về người, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã kêu gọi xem xét lại cách tiếp cận của đất nước đối với thời tiết khắc nghiệt. “Loại sự kiện thời tiết khắc nghiệt này sẽ trở nên phổ biến, chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng, biến đổi khí hậu đang diễn ra và đối phó với nó”, ông Yoon Suk Yeol nhận định.

Tại quốc gia láng giềng Nhật Bản, lượng mưa kỷ lục ở phía Tây Nam nước này đã dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và nhiều người khác vẫn đang mất tích.

Trong một tuyên bố kêu gọi người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng cần cảnh giác ở mức cao nhất, người phát ngôn của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho hay: “Trời đang mưa chưa từng thấy”.

Đáng chú ý, đó là một mô hình thời tiết được chứng kiến trên khắp khu vực châu Á, từ các vùng của Philippines và Campuchia ở phía Nam, nơi lũ lụt lan rộng đã dẫn đến tình trạng gián đoạn giao thông ở những thành phố lớn, bao gồm các thủ đô Manila và Phnom Penh, cho đến các vùng của Ấn Độ xa hơn về phía Bắc, nơi lượng mưa kỷ lục xảy ra tại một số tiểu bang, cướp đi sinh mạng của hàng chục người.

Cũng tại Ấn Độ, thủ đô Delhi ngày 10/7 vừa qua đã đánh dấu ngày tháng 7 ẩm ướt nhất trong hơn 40 năm qua. Những trận mưa lớn buộc các trường học phải đóng cửa, và khiến nhiều người dễ bị tổn thương không có nơi trú ẩn.

Từ kiểu thời tiết

khắc nghiệt này sang kiểu thời tiết khắc nghiệt khác

Trong khi một số khu vực đang vật lộn với những trận mưa lớn nghiêm trọng, những khu vực khác lại đang phải đối mặt với cái nóng thiêu đốt.

Ngày 17/7, một trạm thời tiết ở phía Đông Bắc Trung Quốc đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục 52,2 độ C; trong khi đó, Nhật Bản báo cáo nhiệt độ tăng lên mức 39,7 độ C.

Sóng nhiệt cũng đã xảy ra ở các khu vực của Nhật Bản. Nhiệt độ vào sáng 17/7 (giờ địa phương) đã tăng lên mức cao 39,7 độ C tại thành phố Kiryu, nằm ở tỉnh Gunma trên đảo Honshu, hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất của Nhật Bản, nơi cũng có thành phố Kyoto và thủ đô Tokyo; và 39,6 độ C tại thị trấn Hatoyama nằm ở tỉnh Saitama.

Cùng lúc đó, các trường hợp sốc nhiệt cũng ngày càng trở nên phổ biến ở người cao tuổi Nhật Bản, chiếm 28% dân số nước này.

Trong những năm gần đây, nhiệt độ ở thủ đô Tokyo đã tăng vọt đến mức nguy hiểm, khiến các quan chức Chính phủ phải kêu gọi việc phân bổ điện năng, khi đất nước vật lộn với tình trạng thiếu điện ngày càng tăng.

Một khu vực dễ bị tổn thương

Các nhà khoa học cảnh báo, tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sẽ tiếp tục gia tăng, khi cuộc khủng hoảng khí hậu tăng tốc.

Trong bản cập nhật khí hậu thường niên, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, thế giới đang trên đà vi phạm ngưỡng khí hậu quan trọng trong 5 năm tới, khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng cao hơn mức tiền công nghiệp.

Châu Á, với tổng dân số ước tính khoảng 4,4 tỷ người, rất dễ bị tổn thương trước những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, với những đợt thời tiết khắc nghiệt gần đây dẫn đến tình trạng thiếu nước, mất mùa và làm chậm nền kinh tế.

Tính dễ bị tổn thương đó đã trở thành tâm điểm chú ý hồi năm ngoái, khi lũ lụt thảm khốc tấn công Pakistan, khiến hơn 1.700 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa. 

Quốc gia Nam Á này hiện đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, cuộc khủng hoảng này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi lạm phát tăng vọt do những trận lũ làm thất thu vụ mùa hồi năm ngoái.

Trong khi đó, nước láng giềng Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, nằm trong số những quốc gia được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, có khả năng ảnh hưởng đến 1,4 tỷ người, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần

Reuters ngày 28/5 cho biết, giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ du lịch kéo dài thời hậu COVID đang suy yếu, có thể dẫn đến những lo ngại cho các hãng hàng không vốn đang phải vật lộn với chi phí tăng cao và số lượng máy bay hạn chế.

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần
Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29:
Các hiệp định thương mại tự do cần là “ưu tiên hàng đầu” đối với châu Á

Đây là nhận định được Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đưa ra tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29 với chủ đề “Vai trò lãnh đạo của châu Á trong một thế giới bất định”, sự kiện đang diễn ra từ ngày 23 - 24/5 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Theo ông Srettha Thavisin, thương mại tự do đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy đầu tư ở khu vực châu Á.

Các hiệp định thương mại tự do cần là “ưu tiên hàng đầu” đối với châu Á
Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa là động lực thúc đẩy kết nối và hòa nhập, từ việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng mới và hoạt động kinh doanh mới cho đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tạo việc làm, các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương
Return to top