Thế giới

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng

ClockThứ Ba, 16/01/2024 09:47
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (15/1) đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp khoản tài trợ 1,5 tỷ USD để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 87 triệu người trong năm nay đang bị ảnh hưởng bởi 41 cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn cầu, bao gồm cả lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, Ukraine, Sudan, Syria và khu vực Sừng châu Phi.

WHO: Hơn 4,5 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếuWHO nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về tăng cường hệ thống y tế

 Các nạn nhân bị thương trong một cuộc không kích của Israel được điều trị tại một bệnh viện ở Gaza. Ảnh: AFP/TTXVN

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hạn hán và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác đang gây ra tình trạng mất an ninh lương thực, xung đột và di dời, khiến các tình trạng khẩn cấp về sức khỏe ngày càng phức tạp và sâu sắc hơn.

Theo WHO, “mọi cuộc khủng hoảng nhân đạo đều là một cuộc khủng hoảng sức khỏe” và mỗi USD đầu tư vào công tác cứu trợ của WHO sẽ mang lại lợi tức đầu tư ít nhất là 35 USD.

Phát biểu từ trụ sở của cơ quan LHQ tại Geneva, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nhà tài trợ và chính phủ tăng cường hỗ trợ. Đồng quan điểm, ông Martin Griffiths - Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo của LHQ cũng cho rằng đây là “mức giá rất nhỏ phải trả để bảo vệ sức khỏe của những người dễ bị tổn thương nhất và ngăn chặn cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu ngày càng sâu sắc”.

Dữ liệu cho thấy 9 tháng chiến tranh ở Sudan đã khiến hệ thống y tế của nước này quá tải, ảnh hưởng đến những người phụ thuộc vào sự chăm sóc hàng ngày, cũng như thường dân bị thương trong cuộc giao tranh. Ngoài ra, việc giám sát dịch bệnh yếu kém và tỷ lệ tiêm vaccine thấp đối với các bệnh có thể phòng ngừa được đã góp phần khiến dịch sởi tái phát.

Những tình huống tương tự cũng xảy ra ở Haiti, Somalia, Yemen và nhiều quốc gia khác - nơi các bệnh truyền nhiễm như dịch tả cũng là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo. Ước tính, khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới hiện có nguy cơ mắc phải căn bệnh chết người rất dễ lây lan này.

Cơ sở chăm sóc sức khỏe bị tấn công

Trong khi đó, “hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu đang bị đe dọa hơn bao giờ hết”. Năm ngoái, có 1.300 vụ tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở 19 quốc gia đã được báo cáo, khiến hơn 700 người thiệt mạng và 1.100 người bị thương, bao gồm cả nhân viên y tế và bệnh nhân.

Theo số liệu của LHQ, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột hiện nay giữa Hamas và Israel, đã có hơn 624 cuộc tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của người Palestine, dẫn đến cái chết của 619 nhân viên y tế và bệnh nhân, cùng 826 người khác bị thương.

Tiến sĩ Mike Ryan, người đứng đầu Chương trình Khẩn cấp Y tế của WHO, bày tỏ lo ngại về việc tấn công hệ thống chăm sóc sức khỏe dường như đã trở thành một chiến thuật chiến tranh mới, làm tăng thêm nỗi kinh hoàng và tước đi quyền được cung cấp dịch vụ y tế của những người dân cần được chăm sóc.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 2024 (31/5):
WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ

Từ năm 1987, ngày 31/5 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đến đại dịch thuốc lá, cũng như đến tình trạng tử vong và bệnh tật cho hút thuốc gây ra.

WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang

Chiều 21/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Vũ Thanh Mai - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 38, Trưởng Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang về kết quả sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới.

Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang
​Bệnh viện Trung ương Huế được vinh danh tại “Vinh quang Việt Nam 2024”

Chiều 19/5, Chương trình "Vinh quang Việt Nam năm 2024" với chủ đề “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội. Chương trình được sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương do Báo Lao Động trực tiếp tổ chức.

​Bệnh viện Trung ương Huế được vinh danh tại “Vinh quang Việt Nam 2024”
Return to top