Thế giới

Bất chấp dịch COVID-19, Indonesia vẫn tắt đèn kỷ niệm Giờ Trái đất

ClockThứ Bảy, 28/03/2020 15:03
TTH.VN - Vào tối ngày 28/3, Indonesia sẽ đánh dấu Giờ Trái đất hằng năm, khi mọi người dự kiến sẽ tắt đèn trong vòng 1 giờ đồng hồ để kỷ niệm sự kiện này.

Giờ Trái Đất 2019: Tắt đèn và trở thành “những người đổi mới”Chiến dịch Giờ Trái đất 2019 nâng cao nhận thức về sự nóng lên toàn cầuCác thành phố trên thế giới tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đấtKế hoạch B: 7 cách để điều chỉnh khí hậu trái đấtThế giới tắt điện hưởng ứng Giờ Trái đất

Lễ kỷ niệm Giờ Trái đất 2020 vẫn được tổ chức giữa lúc dịch COVID-19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa: AFP/Vnexpress

Tuy nhiên, các cuộc tụ họp như hằng năm sẽ không diễn ra, bởi mọi người vẫn tuân thủ yêu cầu hạn chế đi lại trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến vô cùng phức tạp.

Thay vào đó, các thông điệp giúp bảo vệ Trái đất và làm chậm sự ấm lên toàn cầu sẽ được chuyển đi qua các video trực tuyến.

Quyền Giám đốc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ở Indonesia Lukas Adhyakso phát biểu trong một tuyên bố rằng trong giai đoạn khủng hoảng, chúng ta cần đoàn kết hơn bao giờ hết để bảo vệ tương lai của chúng ta, cũng như tương lai của hành tinh này.

Được biết, các tổ chức đã gửi thông điệp tới mọi người, cộng đồng và doanh nghiệp tham gia Giờ Trái đất năm 2020 bằng cách tắt đèn và những thiết bị điện không cần thiết khác trong vòng 1 giờ.

Theo thông tin mới nhất đăng tải trên tờ Jakarta Post, Jakarta – thủ đô của Indonesia là người tham gia tích cực nhất trong chiến dịch tắt đèn này khi tuyên bố sẽ tắt đèn tại 7 địa điểm công cộng bao gồm Tòa thị chính, khu vực Tượng đài Tugu Tani, vòng tròn giao thông của Khách sạn Indonesia, Tượng Jenderal Sudirman, Tượng Arjuna Wiwaha, Đài tưởng niệm Quốc gia Monas và Cầu vượt Semanggi ở Nam Jakarta.

Trước đó, vào năm 2018, chiến dịch đã tiết kiệm được 157 megawatt, tức 249 triệu Rp (17.384 USD) chi phí về điện.

Trong một thông tin có liên quan, Giờ Trái đất sẽ được diễn ra từ 8h30 đến 9h30 tối theo giờ địa phương tại 33 thành phố và các thông điệp bảo vệ trái đất sẽ được truyền tải qua các video trực tiếp trên tài khoản Instagram của chiến dịch mang tên @ehindonesia. Ngoài ra, trên kênh “Voice for the Planet”, những cá nhân được mời sẽ bày tỏ hi vọng và cam kết của mình về những hành động đối với môi trường, nhất là trong các vấn đề như chất thải nhựa, giao thông và năng lượng, động vật hoang dã và rừng, cũng như nước và thực phẩm.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới:
Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn

Đó là thông tin được Ban Tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới chia sẻ vào chiều 9/5.

Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn
Return to top