Thế giới

Đang kiểm soát tốt dịch bệnh, Australia xem xét mở cửa biên giới với châu Á

ClockThứ Ba, 10/11/2020 15:24
TTH.VN - Australia đang xem xét mở cửa biên giới với các nước châu Á, bao gồm cả một số khu vực của Trung Quốc khi thủ đô Canberra đang tìm cách hồi sinh nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19, tờ CNA dẫn lời Thủ tướng nước này là ông Scott Morrison đưa ra ngày 10/11 cho hay.

Úc: Lần đầu tiên không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng kể từ tháng 6Virus SARS-COV-2 có khả năng tồn tại 28 ngày trên kính, tiền mặtSingapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia từ ngày 8/10Australia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19Australia cam kết chi 717 triệu USD nâng cấp quốc phòngVirus SARS-COV-2 có khả năng tồn tại 28 ngày trên kính, tiền mặtSingapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia từ ngày 8/10Australia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19Australia cam kết chi 717 triệu USD nâng cấp quốc phòngHàn Quốc và Australia điện đàm bàn về việc tham gia hội nghị G7Cúm mùa giảm xuống mức thấp kỷ lục nhờ giãn cách xã hộiAustralia: Tiểu bang Victoria tuyên bố tình trạng thảm họa về COVID-19

3 ngày liên tiếp Australia không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới trong địa phương, chính phủ lên kế hoạch mở cửa biên giới với các nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp. Ảnh minh họa: Bloomberg/Nhân dân

Được biết, từ tháng 3, Australia đã đóng cửa biên giới, không cho phép nhập cảnh đối với tất cả những người không phải là cư dân và người dân thường trú tại đây, bất chấp việc vào tháng 10, thủ đô Canberra đã cho phép dân cư New Zealand nhập cảnh. Tuy những hạn chế về đi lại đều có kế hoạch sẽ được xóa bỏ vào cuối năm, song việc đi lại trong nước vẫn bị hạn chế.

Trước tình hình này, Thủ tướng Scott Morrison cho biết Australia vẫn loại trừ việc cho phép người dân từ Mỹ và châu Âu nhập cảnh, song khả năng là nước này sẽ chào đón những người đến từ các nước có nguy cơ lây nhiễm thấp như Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và thậm chí là một số tỉnh ở Trung Quốc.

Động thái xem xét nới lỏng các giới hạn đi lại được đưa ra khi ông Scott Morrison cho biết Australia đã chứng kiến 3 ngày liên tiếp không ghi nhận thêm bất kỳ ca nhiễm COVID-19 mới nào ở địa phương.

Tất cả những trường hợp nhiễm bệnh phát hiện gần đây đều đã được cách ly ngay khi nhập cảnh.

Du lịch hồi sinh sẽ là một động lực rất quan trọng và cần thiết cho nền kinh tế Australia, vốn đã giảm đến 7% trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 – mức giảm sâu nhất kể từ năm 1959.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy trong năm 2019, du lịch chiếm 3,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước, đóng góp gần 61 tỷ AUD (44,42 tỷ USD) cho nền kinh tế Australia.

Mặc dù hiện có nhiều người dân Australia vẫn đang trong kỳ nghỉ lễ tại địa phương, nhưng do nhu cầu du lịch không cao, nhiều công ty du lịch vẫn đang phải vật lộn để hoạt động và gặp rất nhiều khó khăn, buộc phải cắt giảm nhân sự. Tính riêng tháng 9/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở Australia đã lên đến 6,9%.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh

Như một phần trong nỗ lực kiềm chế dòng người di cư, chính quyền Australia hôm qua (8/5) tuyên bố sẽ tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu mà sinh viên quốc tế cần có để nhận được thị thực (visa) vào nước này, đồng thời cũng cảnh báo một số trường đại học về các hành vi gian lận trong việc tuyển dụng du học sinh.

Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh
Return to top