Thế giới

Các nước đều sẽ nhận được lợi ích từ hiệp định RCEP

ClockThứ Năm, 19/11/2020 08:43
TTH.VN - 15 quốc gia bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 đối tác khu vực bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được cho là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, vào ngày 15/11.

RCEP tạo động lực đa dạng hóa thị trường cho Hàn QuốcViệc ký kết hiệp định RCEP là “điểm sáng” trong một năm đầy thử thách15 nước mong đợi lễ ký kết Hiệp định RCEP diễn vào ngày 15/11Indonesia kì vọng Hiệp định RCEP có thể được ký bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 37Đàm phán thương mại về RCEP đạt tiến bộ “đáng kể”

Hiệp định RCEP đã được ký kết bởi 15 quốc gia thành viên vào ngày 15/11/2020. Ảnh minh họa: vnexpress

RCEP sẽ bao phủ khoảng 30% dân số và chiếm hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Trong bối cảnh triển khai chính sách chính trị phù hợp sẽ tạo ra lợi ích đáng kể.

Theo nhận định của giới chuyên gia, RCEP có thể đem đến cho thu nhập của thế giới thêm 209 tỷ USD/năm và 500 tỷ USD cho thương mại thế giới vào năm 2030.

Ngoài ra, dự kiến hiệp định RCEP cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có thể bù đắp những tổn thất toàn cầu gây nên bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Các hiệp định mới sẽ làm cho các nền kinh tế ở Bắc Á và Đông Nam Á hoạt động hiệu quả hơn, kết nối mạnh hơn thế mạnh của các nước về công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.

Có thể nói, tác động của RCEP rất ấn tượng, mặc dù hiệp định này không quá khắt khe như CPTPP.

Xét về từng khu vực, Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP, nhất khi đến năm 2030, khu vực sẽ tạo ra khoảng 19 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, lợi ích này vẫn ít hơn so với Đông Bắc Á bởi khu vực này đã có sẵn các hiệp định thương mại tự do với các nước đối tác RCEP.

Thêm vào đó, RCEP cũng thúc đẩy hội nhập kinh tế Đông Bắc Á.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản năm ngoái đã lưu ý rằng các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do ba bên Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản vốn đã bị mắc kẹt trong nhiều năm, nhưng tình hình sẽ trở nên tích cực hơn ngay khi các nước ký kết thỏa thuận.

RCEP và CPTPP được xem là những ví dụ điển hình cho sự suy giảm trên toàn cầu về mô hình thương mại dựa trên quy tắc. Nếu RCEP thúc đẩy sự tăng trưởng cùng có lợi, các thành viên tham gia hiệp định, bao gồm cả Trung Quốc sẽ đạt được ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Return to top