Thế giới

Chuyến bay đầu tiên đón sinh viên quốc tế đến Australia

ClockChủ Nhật, 29/11/2020 14:12
Sau 9 tháng trì hoãn, chuyến bay đầu tiên đón sinh viên quốc tế dự kiến sẽ đến Australia vào sáng 30/11. Các sinh viên trên chuyến bay sẽ phải cách ly y tế tập trung trong 2 tuần sau đó sẽ làm các thủ tục nhập học theo quy định.

Đang kiểm soát tốt dịch bệnh, Australia xem xét mở cửa biên giới với châu ÁÚc: Lần đầu tiên không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng kể từ tháng 6

Khoảng 70 sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc đại lục, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia đã tập trung tại sân bay Changi, Singapore để đáp chuyến bay đến Australia vào sáng 30/11.

Cơ sở cách ly Howard Springs sẽ được sử dụng để cách ly các sinh viên của Đại học Charles Darwin từ ngày mai. Ảnh: Bộ Nội vụ Australia

Đây là chuyến bay thí điểm đầu tiên do Đại học Charles Darwin (CDU) tổ chức. Dự kiến, chuyến bay sẽ hạ cánh tại sân bay quốc tế Darwin, thuộc Lãnh thổ phía Bắc. Sau khi hạ cánh, các sinh viên trên chuyến bay này sẽ được chuyển đến Cơ sở kiểm dịch Howard Springs để bắt đầu 14 ngày cách ly. Sau thời gian cách ly kiểm dịch, số sinh viên này sẽ làm các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo.

Đây là chuyến bay thuê bao đầu tiên đón sinh viên quốc tế đến Australia kể từ khi nước này đóng cửa biên giới vào cuối tháng 3 để ngăn chặn dịch Covid-19. Trước đó vào tháng 6 vừa qua, 2 trường đại học tại bang Nam Australia và Lãnh thổ thủ đô đã phải hủy bỏ kế hoạch tổ chức các chuyến bay đón sinh viên quốc tế do dịch bệnh bùng phát lần 2 tại một số bang của Australia.

Theo tin từ báo điện tử ABC, mỗi sinh viên đã phải trả 2.500 AUD để được lên chuyến bay này. 3 ngày trước khi lên máy bay, các sinh viên phải xét nghiệm Covid-19 và gửi kết quả cho trường Đại học. Trong thời gian 10 giờ quá cảnh tại Singapore để chờ chuyến bay đến Darwin, để đảm bảo an toàn dịch bệnh, các sinh viên Trung Quốc và Việt Nam được tập trung tại một khu tách biệt với các sinh viên khác đến từ Nhật Bản và Indonesia, những quốc gia hiện được coi là có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ mức trung bình đến cao. Bên cạnh đó, trong thời gian bay, toàn bộ số hành khách đặc biệt này sẽ phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân, đeo khẩu trang, đồng thời được cung cấp một số đồ dùng kháng khuẩn.

Sinh viên quốc tế mang về nguồn thu hàng chục tỷ AUD mỗi năm cho các cơ sở giáo dục quốc tế và các ngành dịch vụ đi kèm tại Australia. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến một số lượng lớn sinh viên nước ngoài không thể quay lại hoặc đến Australia để nhập học. Vào thời điểm cuối tháng 2, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, hơn 100.000 sinh viên quốc tế theo học tại các trường của Australia đang ở nước ngoài. Và đến nay phần lớn số sinh viên này vẫn chưa thể đến Australia.

Chính phủ Australia hiện ưu tiên sử dụng các cơ sở kiểm dịch và chuyến bay quốc tế để đón công dân trở về trước dịp Giáng sinh và năm mới. Tuy nhiên, các trường đại học đang gây sức ép đối với chính quyền liên bang cũng như với các bang để sớm cho phép sinh viên quốc tế quay trở lại học tập. Các cơ sở giáo dục quốc tế lo ngại nếu chính quyền không sớm thay đổi quyết định, các nước phát triển khác như Anh, Mỹ và Canada sẽ hút hết sinh viên của Australia.

Theo ABC, từ đầu tháng đến nay, các trường đại học, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp của Anh đã phối hợp thuê 31 chuyến bay để đưa hơn 7.000 sinh viên Trung Quốc đến Anh./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Có sự chuẩn bị, khi cờ đến tay bạn mới có năng lực để phất”

Đó là những chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup, phụ trách đề án VinFast. Ông đang là cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup. Theo ông, thế hệ trẻ đang sống trong giai đoạn nhiều cơ hội với trí tuệ nhân tạo (AI), là “thế giới phẳng”nhưng cũng là thách thức lớn. Điều đó đòi hỏi mỗi người trẻ phải có sự thay đổi, có sự chuẩn bị, trang bị các kỹ năng để khi “cờ” đến tay mới có thể “phất” được.

“Có sự chuẩn bị, khi cờ đến tay bạn mới có năng lực để phất”
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top