Thế giới

Osaka: Máy tính sẽ tự động tắt để “bắt buộc dừng làm việc”

ClockThứ Ba, 03/12/2019 16:48
TTH.VN - Trong một nỗ lực giảm giờ làm thêm, Thống đốc Hirohumi Yoshimura cho biết tỉnh Osaka sẽ triển khai một hệ thống tắt máy bắt buộc trên máy tính của khoảng 7.600 nhân viên không phải cấp quản lý trong khối dịch vụ công, bao gồm cảnh sát Osaka và các trường công lập, vào mùa đông năm 2020.

Mircosoft: Hiệu suất tăng 40% với mô hình tuần làm việc 4 ngàyTránh tắc nghẽn dịp Olympic, Tokyo khuyến khích nhân viên làm việc từ xa8 công việc được mong đợi nhất trong kỷ nguyên sốHàn Quốc: Làm việc tăng ca làm giảm cơ hội mang thai của nhân viên nữHàn Quốc giảm giờ làm việc xuống còn 52 tiếng/tuầnNew Zealand: Làm việc 4 ngày/tuần để... tăng hiệu quả8 công việc được mong đợi nhất trong kỷ nguyên số

Là trung tâm kinh tế lớn thứ 3 của Nhật Bản, Osaka sẽ áp dụng hệ thống “tắt máy tính bắt buộc” để giảm giờ làm thêm của nhân viên. Ảnh: TTXVN

Sau khi lắp đặt hệ thống này, một cảnh báo sẽ bật lên trên màn hình máy tính lúc 6:00 chiều với nội dung: “Hãy nhanh chóng hoàn thành công việc và tắt máy tính”. Các máy tính sẽ tự động tắt sau 30 phút. Nếu một nhân viên phải làm thêm giờ, người đó cần nộp đơn xin làm thêm giờ vào lúc khoảng 4:30 chiều.

Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thiên tai và các trường hợp khẩn cấp khác, chính quyền mới loại bỏ chức năng tắt máy bắt buộc. “Chúng tôi hy vọng bạn làm việc hiệu quả và phát huy hết khả năng của mình”, ông Yoshimura nói với các công chức.

Theo các báo cáo của truyền thông địa phương, công chức ở tỉnh Osaka làm thêm khoảng 1 triệu giờ mỗi năm, với tổng tiền lương làm thêm giờ khoảng 3 tỷ yên (27 triệu USD). Trong khi đó, việc “buộc phải dừng làm việc” như vậy dường như đang tiết kiệm rất nhiều ngân sách hoạt động, cao hơn nhiều so với mức 50 triệu yên (4,6 tỷ USD) cần thiết chi cho việc lắp đặt hệ thống mới.

Quyết định của chính quyền tỉnh Osaka về việc áp dụng hệ thống tắt máy bắt buộc nhằm mục đích cắt giảm chi tiêu và thúc đẩy việc thực hiện dự luật cải cách liên quan đến phong cách làm việc.

Vào ngày 01/4 vừa qua, Nhật Bản bắt đầu từng bước thực thi luật cải cách lao động liên quan đến phong cách làm việc, trong đó nội dung làm thêm giờ gây chú ý cao. Theo dự luật, số giờ làm thêm của nhân viên “về nguyên tắc là 45 giờ/tháng và 360 giờ/năm”. Trong trường hợp mùa cao điểm, số giờ sẽ không vượt quá 100 giờ/tháng hoặc 720 giờ/năm và các công ty vi phạm các quy tắc sẽ bị xử phạt.

Trên thực tế, Osaka đã và đang thực hiện các thay đổi để giảm thời gian làm thêm, chẳng hạn như áp dụng trí tuệ nhân tạo để tự động tạo ghi chú cuộc họp. Nhưng kể từ tháng 8, với những cơn bão và thiên tai khác, số nhân viên làm thêm giờ bắt đầu tăng khiến tỉnh Osaka phải áp dụng hệ thống “tắt máy tính bắt buộc” vì tỉnh này hy vọng sẽ đạt được những cải cách trong việc giảm giờ làm thêm.

Anh Tuấn (Lược dịch từ China Daily)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Return to top