ClockThứ Tư, 16/11/2016 21:28

IEA: Mục tiêu của COP21 không đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu

TTH - Tờ Sputniknews ngày 16/11 trích dẫn báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới 2016 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (COP21) là không đủ để đáp ứng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C, so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.

EU cam kết hỗ trợ Việt Nam đối phó với biến đổi khí hậuThế giới hoan nghênh thỏa thuận vừa đạt được tại COP21COP21 đạt được thoả thuận lịch sử về khí hậuCOP21 lạc quan bước vào giai đoạn quan trọng

Cắt giảm phát thải khí CO2 là một trong những nỗ lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh: Flickr

“Nhìn chung, các quốc gia đang trên đường đạt được, thậm chí một số trường hợp vượt rất nhiều các mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris. Điều này đủ để làm chậm sự gia tăng dự kiến của khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu, nhưng không đủ để hạn chế sự nóng lên dưới 2 độ C”, theo IEA.

Báo cáo cho rằng, mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt dưới 2 độ C muốn đạt được hoặc ít nhất là gần đạt được sẽ đòi hỏi một sự thay đổi lớn của ngành điện trong việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, đồng thời hòa nhập các nguồn năng lượng tái tạo.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Sputniknews)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top