ClockThứ Ba, 27/02/2018 19:25

IMF: Các quốc gia cần sẵn sàng thay đổi

TTH - Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde ngày 27/2 lưu ý, nền kinh tế thế giới đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng trên diện rộng, nhưng tình hình đang chuyển hướng với những rủi ro cao liên quan đến tranh chấp thương mại, bình thường hóa chính sách tiền tệ và thay đổi công nghệ.

IMF lo ngại trước làn sóng người tị nạn AfghanistanIMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế MỹIMF: Chủ nghĩa bảo hộ đe dọa nền kinh tế MexicoIMF gia hạn quỹ khủng hoảng trị giá 250 tỷ USDIMF thúc giục châu Phi cắt giảm thâm hụt ngân sách

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde (bên trái) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm khu chợ Tanah Abang ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters

Phát biểu trong một hội nghị của IMF tại Thủ đô Jakarta của Indonesia, nhằm chuẩn bị cho các cuộc họp thường niên của quỹ này ở Bali vào tháng 10 tới, bà Lagarde khẳng định, IMF dự báo ​​tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt 3,9% vào năm 2018 và 2019.

Dự báo này không thay đổi so với dự báo do IMF đưa ra hồi tháng 1 và tăng từ mức 3,7% trong năm 2017. Tổng Giám đốc IMF cho biết, thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang chuẩn bị cho lãi suất cao hơn ở các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ và châu Âu; nhưng cảnh báo rằng, các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng về ảnh hưởng của nó đối với sự ổn định về tài chính và những dòng vốn đầu tư dễ bay hơi.

"Chúng tôi biết điều này sẽ có tác động lan tỏa trên khắp thế giới. Hiện vẫn chưa chắc chắn, sự chuyển đổi này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia, công ty, việc làm và thu nhập khác", bà Lagarde nói thêm.

Các quốc gia ASEAN cần nắm bắt những mô hình tăng trưởng mới, nhấn mạnh hơn đến nhu cầu trong nước, thương mại khu vực và đa dạng hoá kinh tế, đồng thời chuẩn bị cho những thay đổi công nghệ đang phát triển như tự động hóa nhà máy, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, những công nghệ tài chính mới và tiền tệ kỹ thuật số.

Mặc dù những công nghệ này có thể loại bỏ một số việc làm, nhưng điều quan trọng là các quốc gia cần tăng cường nỗ lực để đào tạo người lao động nhằm chuẩn bị tốt hơn cho họ để tận dụng công nghệ mới.

"Nhiều việc làm sẽ bị ảnh hưởng theo cách này hay cách khác. Một số việc làm sẽ biến mất, nhiều việc làm sẽ bị ảnh hưởng bởi tự động hóa. Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ về tương lai của việc làm", bà Lagarde nhấn mạnh và cho rằng, không có một cách tiếp cận duy nhất, nhiều quốc gia sẽ tạo ra con đường của riêng họ.

Qua đó, bà Lagarde cũng nêu bật Go-Jek, một dịch vụ xe ôm công nghệ đang phát triển nhanh ở Indonesia như một ví dụ về sự đổi mới công nghệ theo từng quốc gia cụ thể, nhằm vào nhu cầu và lực lượng lao động của đất nước.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters & CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024
Lo chuyện nước

Gần đây, Thừa Thiên Huế đã đổi thay trên mọi lĩnh vực; trong đó các chỉ số về cuộc sống và môi trường tăng lên. Đây là một trong những chỉ số đáng tự hào của người dân địa phương khi Huế đã xanh hơn, sạch và đẹp hơn, hấp dẫn bao du khách gần xa.

Lo chuyện nước
Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ

Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) để cơ động xử lý tình huống khi có yêu cầu. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp lễ.

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top