ClockThứ Tư, 03/01/2018 14:18

Khoảng 1/4 trái đất đang bị sa mạc hóa vĩnh viễn

TTH.VN - Một nghiên cứu đăng trên tờ Nature Climate Change vừa đưa ra cảnh báo nghiêm trọng đối với nhân loại: Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2050, thì từ 20 đến 30% diện tích mặt đất trên thế giới có thể sẽ bị sa mạc hóa.

Kế hoạch B: 7 cách để điều chỉnh khí hậu trái đấtTrái đất quay chậm lại, 1 tỷ dân có thể gặp nguy hiểm ngay năm tớiTrái đất nóng lên làm tăng nguy cơ dịch bệnh ở châu PhiTrái Đất đang có dấu hiệu nóng dần lên vào cuối thế kỷ 21

Một diện tích lớn bề mặt trái đất đang dần bị sa mạc hóa vĩnh viễn. Ảnh: Marc Habran/Getty Images

Các vùng châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Trung Mỹ và Nam Úc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng hạn hán kéo dài. Có hơn 1,5 tỷ người hiện đang sinh sống ở những khu vực này.

Nhưng có một cách để tránh được kịch bản thảm khốc này - ít nhất là phần lớn của nó. Nghiên cứu dự đoán 2/3 các khu vực bị ảnh hưởng có thể được cứu nếu chúng ta hạn chế sự ấm lên toàn cầu dưới mức 1,5 độ C.

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kêu gọi cộng đồng quốc tế hạn chế sự ấm lên toàn cầu dưới mức 2 độ C, nhưng mục tiêu đó ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hành tinh chúng ta đã ấm lên 1 độ C, và một số nghiên cứu cho thấy chúng ta sẽ đạt tới mức 2 độ C vào cuối thế kỷ này ngay cả khi chúng ta chấm dứt việc đốt nhiên liệu hóa thạch ngay tức thì.

Và đừng quên rằng Tổng thống Donald Trump dự định rút khỏi Hoa Kỳ khỏi Thoả thuận Paris ngay khi vừa lên nắm quyền, khiến cho những nỗ lực toàn cầu để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đứng trước nhiều thách thức.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Grist.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử

Hãng thông tấn AFP ngày hôm nay (13/8) trích dẫn báo cáo từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay, tháng 7 vừa qua là tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trở thành tháng thứ 14 liên tiếp phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ.

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Chống sa mạc hóa

Sa mạc hóa là một trong những vấn đề đáng lo ngại mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt. Chính sự quan tâm này mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã phát động Ngày Môi trường Thế giới năm 2024, với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa" để đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho mọi quốc gia, mọi người dân chung tay tham gia phòng ngừa.

Chống sa mạc hóa
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

TIN MỚI

Return to top