Cảnh động đất tan hoang ở Iran khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Theo Daily Mail, nguyên nhân của thảm họa kinh hoàng này được cho là tác động từ việc Trái đất đang quay chậm lại.
Những thay đổi dù nhỏ nhất trong chu kỳ quay của Trái đất cũng gây ra ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động địa chất trên bề mặt.
Theo các nhà khoa học, Trái đất quay chậm lại là do tác động từ lực hấp dẫn của Mặt trăng gây ra hiện tượng thủy triều. Lực hấp dẫn này làm cho chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất chậm đi.
Thời gian Trái Đất thực hiện quay quanh trục thay đổi khoảng 1/1.000.000 giây mỗi ngày. Dù không giảm nhiều, nhưng thay đổi này có thể trở thành con số đáng kể trong tương lai.
Những thay đổi nhỏ trong chu kỳ tự quay của Trái đất cũng có thể ảnh hưởng đến bề mặt.
Các nhà khoa học tại Đại học Colorado và Đại học Montana, Mỹ cho biết, những biến động trên trục quay của Trái Đất dù chỉ là mili giây cũng có thể làm gia tăng các hoạt động địa chấn.
“Mối tương quan giữa chu kỳ quay của Trái Đất và động đất cho thấy thảm họa địa chấn này sẽ gia tăng mạnh vào năm 2018”, tiến sĩ Roger Bilham đến từ Đại học Colorado nói.
Các chuyên gia tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Địa chất Mỹ nhận định, những thay đổi nhỏ về chu kỳ quay của Trái đất cũng có thể gây sự thay đổi về hình dạng của lõi sắt và niken ở lõi trong của hành tinh.
Các nhà khoa học ước tính năm 2018 sẽ có nhiều trận động đất hơn, ảnh huỏng đến cả khu vực nơi 1 tỷ dân sinh sống.
Điều này có thể kéo theo những thay đổi hay tác động nhất định lên các mảng kiến tạo trên bề mặt.Trái đất hiện đang quay dần chậm lại trong 4 năm qua.
"Mỗi năm có trung bình khoảng 15-20 trận động đất lớn trên thế giới, nhưng năm 2018 chúng ta có thể chứng kiến gần gấp đôi con số này", Nhà nghiên cứu Bilham nhận định.
Theo nhà nghiên cứu Bilham, rất có thể các trận động đất mạnh sẽ xảy ra ở khu vực gần đường xích đạo, gây thiệt hại và ảnh hưởng tới khoảng 1 tỷ người sinh sống trong các vùng khí hậu nhiệt đới trên Trái đất.
Theo Dân Việt