ClockThứ Bảy, 28/07/2018 14:39

Kinh tế châu Á hứng chịu sức nóng của thời tiết khắc nghiệt

TTH.VN - Thời tiết bất thường với mưa lớn và sóng nhiệt đã và đang gây thiệt hại nặng nề đến khu vực châu Á trong thời gian gần đây, cả về con người lẫn kinh tế.

Thời tiết khắc nghiệt ở châu Á đe dọa an ninh lương thực toàn cầuKhoảng 60 triệu người trên khắp thế giới chịu ảnh hưởng của El NinoChâu Á đối mặt với thời tiết giá lạnhChâu Á gồng mình trước đợt rét kỷ lục

Người dân Ấn Độ mang theo ô để bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng ở thủ đô New Delhi. Ảnh: Nikkei

Ở Việt Nam, những trận lũ do mưa lớn gây ra vào ngày 18/7 khiến hơn 30 người thiệt mạng. Trong khi đó, một vụ vỡ đập thuỷ điện ở phía nam Lào vào ngày 23/7 sau những trận mưa lớn khiến hàng trăm người mất tích và hơn 6.600 người phải di dời.

Cả hai thảm họa này đều nhấn mạnh những tác động to lớn của thời tiết bất thường trong khu vực. Việt Nam đã tổn thất lên đến 60 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,58 tỷ USD) do lũ lụt và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2017, cao hơn 50% so với năm trước đó, theo số liệu của Chính phủ.

Tại một cuộc họp báo ngày 24/7, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, sóng nhiệt đang lan rộng trên toàn thế giới, cảnh báo thời tiết khắc nghiệt sẽ tiếp tục trong một thời gian. Điều này khiến các chuyên gia kêu gọi những biện pháp phối hợp trên cơ sở toàn cầu, khu vực và quốc gia để chống lại cuộc khủng hoảng.

Trong một diễn biến khác vào ngày 23/7, Nhật Bản đối mặt với nhiệt độ cao kỷ lục 41,1 độ C ở Kumagaya, một thành phố gần thủ đô Tokyo. Theo Cơ quan Quản lý Hỏa hoạn và Thiên tai Nhật Bản, các bệnh viện đã điều trị 22.647 người bị say nắng so với một tuần trước đó, số lượng cao nhất trong một thập kỷ, với 65 người tử vong bởi những căn bệnh liên quan đến nhiệt.

Lũ lụt và lở đất xảy ra ở khu vực phía tây của Nhật Bản hồi đầu tháng này cũng khiến Chính phủ Nhật Bản phải chi khoảng 270 tỷ yen (tương đương 2,44 tỷ USD) để xây dựng lại các khu vực bị tàn phá.

Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng bất thường cũng ảnh hưởng đến Hàn Quốc, khi nhiệt độ tăng trên 37 độ C ở nhiều khu vực. Nhiệt độ được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong ít nhất vào tuần tới. Để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng, Công ty Điện hạt nhân và Thủy điện Hàn Quốc, một công ty con của Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc sẽ khởi động lại 2 nhà máy điện hạt nhân đang được sửa chữa vào tháng tới.

Cây trồng ở Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, khiến giá các loại rau củ tăng, như củ cải và bắp cải Napa, 2 thành phần chính của món kimchi Hàn Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, giá bắp cải tăng 27,9% lên 2.652 won (tương đương 2,4 USD) vào giữa tháng 7 so với năm ngoái, trong khi giá củ cải tăng 43,7% lên 1.450 won trong cùng giai đoạn.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Thủ đô Bắc Kinh trải qua cơn bão đầu tiên trong 13 năm vào ngày 23/7, với các báo cáo về lũ lụt trên toàn thành phố và 86 chuyến bay từ Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh phải bị hủy bỏ.

Cơn bão này xảy ra ngay sau những lũ lụt lớn ở phía tây Trung Quốc, nơi tỉnh Tứ Xuyên hứng chịu thiệt hại 2,4 tỷ nhân dân tệ (tương đương 35 triệu USD) và tỉnh Cam Túc chịu thiệt hại 1,47 tỷ nhân dân tệ. Chính phủ Trung Quốc vừa phân bổ 170 triệu nhân dân tệ để hỗ trợ thiên tai ở 2 tỉnh này.

Tại Ấn Độ, thành phố Kolkata đối mặt với mức nhiệt độ tháng 6 cao nhất trong khoảng 13 năm qua, khi chạm mức 40,6 độ C, cao hơn 7 độ C so với tháng bình thường. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), nhiệt độ gia tăng và các mô hình mưa gió mùa thay đổi có thể khiến Ấn Độ tổn thất lên tới 2,8% GDP đến năm 2050.

Thời tiết khắc nghiệt cũng đe dọa ngành công nghiệp dệt may ở Pakistan, nơi nhiệt độ tháng 4 chạm mốc 50,2 độ C, làm giảm nghiêm trọng mực nước tưới tiêu cho cây bông của nước này.

Mặc dù nguyên nhân gây ra thời tiết bất thường vẫn chưa được kết luận, WMO lưu ý, hiện tượng thời tiết này có liên quan đến sự nóng lên toàn cầu, do phát thải khí nhà kính gia tăng.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

TIN MỚI

Return to top