ClockChủ Nhật, 07/04/2019 09:00

Kỳ vọng về tương lai khi Nhật Bản bước sang triều đại mới

Một triều đại của Nhật Bản sắp kết thúc vào ngày 30/4 khi Nhật hoàng Akihito thoái vị và nhường lại ngôi cho Thái tử Naruhito. Triều đại mới có niên hiệu là "Reiwa" (Lệnh Hòa), mang ý nghĩa "may mắn" và "hòa bình, hòa hợp".

Nhật Bản cử chuyên gia đến hỗ trợ ASEAN để tăng cường thương mại và hợp tácNhật Bản: Đưa công nghệ vào giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động'Lệnh Hòa' là niên hiệu vương triều mới của Nhật Bản từ 1/5Niên hiệu cho thời kỳ mới của Nhật Bản sẽ được công bố hôm nayNhật Bản cần thêm lao động nước ngoài

Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga giơ tấm biển viết chữ "Reiwa", niên hiệu triều đại mới của Nhật Bản, tại văn phòng thủ tướng sáng nay ở Tokyo. Ảnh: Kyodo

Theo Toshihiro Nakayama, nhà nghiên cứu về Nhật Bản tại Trung tâm Wilson, trụ sở ở Washington, Mỹ, Nhật hoàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân nước này, là "biểu tượng dân tộc và đoàn kết quốc gia".

Hình ảnh Nhật hoàng "cho thấy sự kết nối, kế thừa và mang đến cảm giác gần gũi, đổng thời làm bật lên thực tế rằng chúng ta là một cộng đồng", Nakayama nói. "Tuy nhiên, Nhật hoàng không có nhiều vai trò chính trị".

"Hiến pháp Nhật cấm Nhà vua có bất kỳ vai trò chính trị nào. Vậy nên, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của Nhật hoàng tương đối khó nhưng với ý nghĩa biểu tượng, Nhật hoàng luôn quan trọng và việc thay đổi triều đại vì thế cũng vô cùng quan trọng", Nakayama nhận xét.

Mỗi Nhà vua có một triều đại riêng và mỗi triều đại lại có tên riêng. "Nó nói lên nơi bạn sinh ra và bạn đã trải qua một cuộc sống như thế nào", Nakayama cho hay. Triều đại Heisei (Bình Thành) hiện nay, kéo dài ba thập kỷ, đã đối diện với vô số thách thức: Nền kinh tế trì trệ, dân số già, thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011. Do đó, không ít người đặt kỳ vọng rằng triều đại mới sẽ mang tới "khởi đầu mới".

"Tôi không nghĩ nó sẽ có tác động trực tiếp tới nền kinh tế hay chính trị hay những vấn đề chúng tôi đang gặp phải. Nhưng về mặt cảm giác, bước sang triều đại mới giống như bước vào 'chế độ tái khởi động'", Nakayama bình luận. "Tác động về mặt tâm lý và ý nghĩa biểu tượng quan trọng hơn nhiều ý nghĩa thực tế".

Sự chuyển đổi triều đại cũng sẽ khiến người dân Nhật nhớ về thời điểm cách đây 30 năm, khi Nhật hoàng Akihito lên ngôi. Lúc bấy giờ, nền kinh tế Nhật đã bùng nổ một cách đáng kinh ngạc và họ hy vọng giờ đây, lịch sử sẽ lặp lại.

Từ tro tàn chiến tranh, Nhật Bản đã chứng kiến cái gọi là "phép màu" kinh tế, được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp sản xuất đồ điện tử, đạt đến đỉnh cao vào cuối những năm 1980.

Cuối năm 1989, chỉ số Nikkei trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo tăng mạnh lên gần 39.000 điểm. Giá bất động sản tăng cao đến mức người ta nghĩ ra những so sánh có phần hoang đường như đất của hoàng gia Nhật Bản còn có giá trị hơn tất cả đất ở Canada gộp lại hay đất ở Tokyo cùng ba tỉnh lân cận còn đắt hơn cả toàn bộ đất của Mỹ.

Atsushi Saito, cựu giám đốc điều hành tại công ty môi giới chứng khoán Nomura, cho biết các ông lớn ở Phố Wall như Merrill Lynch hay Morgan Stanley không khỏi cảm thấy lo lắng về sự đi lên vượt bậc của Nhật Bản.

"Họ hỏi tôi 'mục tiêu cuối cùng của Nhật là gì? Chiếm lĩnh thế giới ư?'", Saito kể. "Họ rất e ngại trước các công ty tài chính Nhật".

"Mọi người đã bắt đầu nói đến chuyện kinh tế Nhật Bản vượt mặt Mỹ", Koichi Haji, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu NLI của Nhật, nhớ lại.

Một người phụ nữ cầm trên tay tờ báo Mainichi Shimbun đưa tin về niên hiệu mới của Nhật Bản. Ảnh: AP

Thời điểm niên hiệu mới Reiwa được công bố, tại thủ đô Tokyo, người dân đứng theo dõi trước những màn hình lớn với tâm trạng phấn khởi. Họ vỗ tay vui mừng, một số người còn khóc.

"Tôi bất ngờ với lựa chọn niên hiệu mới, tôi không nghĩ tới những chữ kanji này nhưng tôi sẽ làm quen với nó", một phụ nữ cho biết. "Một chữ có nghĩa là hòa bình, vì thế nó chứa đựng ý nghĩa nghiêm túc đằng sau".

Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định niên hiệu Reiwa "tượng trưng cho giá trị văn hóa và truyền thống lâu dài" của Nhật Bản.

"Đất nước chúng ta đang đối diện một bước ngoặt lớn nhưng có những giá trị Nhật Bản không nên biến mất. Chúng ta tự hào về lịch sử, văn hóa cũng như truyền thống của mình và niên hiệu này cho thấy Nhật Bản của tương lai, thứ mà chúng ta muốn xây dựng cho thế hệ mai sau. Đây là yếu tố mấu chốt trong việc đưa ra quyết định", ông tuyên bố.

Theo Vnexpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Return to top