ClockThứ Năm, 09/05/2019 14:42

Nhu cầu vận tải hành khách hàng không toàn cầu tăng chậm nhất trong 9 năm

TTH.VN - Tờ New Straits Times ngày 9/5 dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết, nhu cầu vận tải hành khách hàng không toàn cầu trong tháng 3 vừa qua đã tăng trưởng ở mức 3,1% về doanh thu từ hành khách/km (RPK), đánh dấu tốc độ chậm nhất trong 9 năm.

Ấn Độ, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng trưởng hàng không trong 20 năm tớiIATA cắt giảm dự báo tăng trưởng vận tải hàng hoá hàng khôngLượng hành khách hàng không toàn cầu tăng nhanh nhất trong 6 thángIATA: Lợi nhuận hàng không toàn cầu sẽ tăng mạnh trong năm 2019Bùng nổ mua sắm trực tuyến mang lại hy vọng cho vận tải hàng không

Nhu cầu vận tải hành khách hàng không toàn cầu tăng 3,1% trong tháng 3. Ảnh: New Straits Times

Theo IATA, điều này phần lớn là do thời gian của lễ Phục sinh, đã diễn ra chậm hơn gần một tháng so với năm 2018.

Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, IATA lưu ý tốc độ tăng trưởng cơ bản tương đối ổn định kể từ tháng 10/2018, với tốc độ 4,1% hàng năm. Trong khi đó, sức chứa (số chỗ ngồi sẵn có tính trên km, hay ASK) trong tháng 3 tăng trưởng ở mức 4,2%.

Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc điều hành IATA, ông Alexandre de Juniac cho hay, mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong tháng 3, hiệp hội đã không xem tháng này là một xu hướng cho thời gian còn lại của năm 2019.

“Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế trở nên ít thuận lợi hơn, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã điều chỉnh hạ triển vọng GDP lần thứ 4 trong năm qua”, ông Alexandre de Juniac nói trong một tuyên bố.

Cũng theo IATA, nhu cầu hành khách quốc tế tăng trưởng 2,5% trong tháng 3, giảm so với mức tăng 4,5% được ghi nhận trong tháng 2, và thấp hơn gần 5 điểm phần trăm so với tốc độ trung bình trong 5 năm.

Trong đó, lưu lượng vận tải của các hãng hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 2% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng trưởng 4% trong tháng 2.

IATA nhận định, triển vọng của vận tải hàng không vẫn vững chắc bất chấp sự chậm lại của tháng 3, bởi hoạt động kết nối toàn cầu chưa bao giờ tốt hơn.

Tuy nhiên, với hơn 12,5 triệu hành khách thực hiện các chuyến bay mỗi ngày, IATA nhấn mạnh lĩnh vực hàng không vẫn sẽ vô cùng thách thức, khi những thất bại gần đây của các hãng hàng không Jet Airways và WOW Air có thể được xem là những ví dụ điển hình.

Bên cạnh đó, các hãng hàng không cạnh tranh mạnh mẽ với nhau, nhưng họ cũng hợp tác trong các lĩnh vực như an toàn, an ninh, cơ sở hạ tầng và môi trường, nhằm đảm bảo ngành hàng không có thể đáp ứng nhu cầu được dự báo sẽ tăng gấp đôi đến năm 2037.

Trong tháng tới, các nhà lãnh đạo của ngành hàng không sẽ tập trung tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc để tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 75 của IATA và Hội nghị thượng đỉnh Vận tải hàng không thế giới, nơi tất cả những vấn đề nói trên sẽ được tập trung bàn thảo trong chương trình nghị sự, IATA thông tin.

Lê Thảo (Lược dịch từ New Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

Dự báo đến năm 2025, nhà ở xã hội (NOXH) trên địa bàn tỉnh phát triển thêm khoảng 1.016.205m2 sàn với nhu cầu vốn khoảng 12.861 tỷ đồng và đến năm 2030 phát triển thêm khoảng 951.562m2 sàn với nhu cầu vốn khoảng 12.224 tỷ đồng.

Dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm

TIN MỚI

Return to top