ClockThứ Hai, 27/06/2016 13:47

Brexit tác động gì đến châu Á?

Nỗ lực quốc tế hóa nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ phải lùi bước.

Hậu Brexit, giá thực phẩm ở Anh có thể gia tăngSingapore: "Brexit" là lời nhắc nhở về những thiếu sót của toàn cầu hóaBrexit - Sự tan vỡ của giấc mơ châu Âu

Trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về rời khỏi EU (Brexit) hay ở lại, các nước châu Á-Thái Bình Dương gần như nhất trí khuyến cáo Anh nên ở lại. Tạp chí The Diplomat (Nhật) lúc đó đã đặt vấn đề: Nước Nhật phải đương đầu với hậu quả địa-chính trị và kinh tế như thế nào?

Trung Quốc sẽ rất thất vọng với Brexit vì Thủ tướng Lý Khắc Cường đặc biệt quan tâm đến Vương quốc Anh. Mùa thu năm 2015, London trở thành trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên phát hành nợ bằng nhân dân tệ sau chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Brexit là một bước lùi cho nỗ lực quốc tế hóa nhân dân tệ khi ý nghĩa của trung tâm tài chính toàn cầu của London bị thu hẹp lại.

Brexit cũng đánh dấu thất bại cho mục tiêu dài hơi của Bắc Kinh về một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với EU.

Anh là một trong những nước vận động cho một FTA gắn kết Trung Quốc với EU. Nay Anh rút khỏi EU, xem ra sẽ không có quốc gia lớn nào trong EU muốn đạt thỏa thuận với Bắc Kinh.

 Biểu tình tại Westminster (thủ đô London) kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân thứ hai. Ảnh: LNP
Biểu tình tại Westminster (thủ đô London) kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân thứ hai. Ảnh: LNP

Trung Quốc sẽ chỉ có thể đạt được một FTA với London nếu như người kế nhiệm Thủ tướng Anh David Cameron cũng theo chủ trương “chơi với Trung Quốc” của ông. Nhưng điều này sẽ không có cùng lợi ích kinh tế cho Trung Quốc.

Đối với Nhật, có thể nói Brexit là thảm họa và sẽ mang đến một năm tệ hại cho Thủ tướng Shinzo Abe và Thống đốc Ngân hàng Nhật Haruhiko Kuroda.

Hậu quả của Brexit là đồng bảng Anh mất giá trầm trọng, đồng yen tăng giá đáng kể nhưng lại là thách thức cho chương trình kinh tế kiểu Abe (Abenomic).

Trong năm nay, Thống đốc Haruhiko Kuroda đã chọn chủ trương tiền tệ mang tính đột phá, áp dụng lãi suất thấp. Vì thế, các chọn lựa tiền tệ của Nhật bị trói tay.

Giải pháp duy nhất hiện nay là nhờ nước ngoài can thiệp, điều mà Mỹ đã cảnh báo là chớ nên thực hiện.

Ở Nam Á, Ấn Độ phản ứng cẩn trọng trước Brexit. Ấn Độ có tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là nền kinh tế mới nổi có thể thỏa mãn các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, mối đe dọa phải tăng lãi suất của thế giới, nhất là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất khiến đà tăng trưởng của Ấn Độ có thể chậm lại.

Ở Đông Nam Á và châu Đại Dương, Brexit là diễn biến đáng lo ngại, có thể góp phần vào sự bất an và bất ổn tài chính nhưng cũng có thể đem lại nhiều cơ hội.

Anh xuất khẩu khoảng 15 tỉ USD đến thị trường Đông Nam Á. Đồng bảng Anh mất giá có thể giúp các nền kinh tế khu vực này tận dụng cơ hội. Malaysia đã tỏ ý sẵn sàng đàm phán thỏa thuận thương mại tự do với nước Anh thời hậu Brexit.

Trong khi đó, Úc giữ thái độ bình tĩnh. Thủ tướng Turnbull cho biết ông nghĩ nền kinh tế Úc sẽ tránh được tác động nghiêm trọng từ cú sốc tài chính do Brexit gây ra. Ông nói: “Điều quan trọng nên nhớ là kinh tế Úc mạnh và linh động, đã dự báo trước những cú sốc cấp toàn cầu và dự báo tốt”.

Về hậu quả địa-chính trị, Trung Quốc có thể thở phào vì không bị giới truyền thông quốc tế soi mói về vấn đề biển Đông do còn bận theo dõi Brexit. Người kế nhiệm thủ tướng Anh sẽ bận chuyện đối nội, có thể sẽ không còn quan tâm đến việc Anh hiện diện ở Thái Bình Dương. Brexit cũng có thể làm mờ nhạt vai trò giữ gìn an ninh của EU ở khu vực này khi chỉ còn mỗi Pháp có quân đội lớn mạnh.

52% số người được hỏi ủng hộ Scotland độc lập và 48% không muốn tách khỏi Anh. Đây là kết quả thăm dò của Viện Panelbase thực hiện cho báo Sunday Times công bố ngày 26-6.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chung tay “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”

Sử dụng các sản phẩm thuốc lá đều đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các gánh nặng bệnh tật và kinh tế không chỉ cho bản thân người sử dụng mà còn cho cả gia đình và xã hội. Các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút/mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm.

Chung tay “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”
Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29:
Các hiệp định thương mại tự do cần là “ưu tiên hàng đầu” đối với châu Á

Đây là nhận định được Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đưa ra tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29 với chủ đề “Vai trò lãnh đạo của châu Á trong một thế giới bất định”, sự kiện đang diễn ra từ ngày 23 - 24/5 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Theo ông Srettha Thavisin, thương mại tự do đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy đầu tư ở khu vực châu Á.

Các hiệp định thương mại tự do cần là “ưu tiên hàng đầu” đối với châu Á
Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa là động lực thúc đẩy kết nối và hòa nhập, từ việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng mới và hoạt động kinh doanh mới cho đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tạo việc làm, các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương
Return to top