ClockThứ Hai, 19/12/2016 15:53

Phát hiện 163 loài động thực vật mới tại khu vực sông Mekong

TTH.VN - Rắn đầu cầu vồng và thằn lằn giống rồng là 2 trong số 163 loài động thực vật mới mà các nhà khoa học vừa phát hiện tại khu vực sông Mekong, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) cho biết trong một báo cáo được công bố ngày hôm nay (19/12).

Rác biển gây hại cho hơn 800 loài động vậtHoàng tử William và nỗ lực "giải cứu" động vật hoang dãKhai mạc hội nghị thế giới về động vật hoang dã ở Nam Phi“Tiểu vùng Mekong” không hề nhỏ

Giống tắc kè Gekko Bonkowski trong một bức ảnh hãng tin Reuters nhận được hôm 18/12. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, WWF cũng lưu ý rằng, sự phát triển nhanh chóng trong khu vực đang đe dọa sự tồn tại của các loài sinh vật hoang dã.

Trong đó, những phát hiện mới bao gồm 1 con tắc kè ở Lào với làn da màu xanh nhạt và 1 loài chuối hiếm được tìm thấy ở miền bắc Thái Lan, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ nguy cấp do gia tăng nạn phá rừng.

Sông Mekong là nhà của một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Các bộ phận của động vật quý hiếm hoặc đang bị đe dọa, bao gồm xương hổ và sừng tê giác, được xem là vật sưu tập của một số người và cũng thường được sử dụng trong y học cổ truyền.

Jimmy Borah, Giám đốc Chương trình quản lý động vật hoang dã khu vực sông Mekong cho hay, các loài mới được phát hiện ở khu vực sông Mekong là lời nhắc nhở rằng, vẫn còn hy vọng ngay trong thời điểm tỷ lệ tuyệt chủng đang gia tăng ở mức báo động.

"Khu vực sông Mekong không ngừng nhắc nhở chúng ta rằng, có rất nhiều khu vực chưa được khám phá và sẽ dẫn đến những khám phá mới vào mỗi năm. Điều quan trọng là chúng ta cần bảo vệ chúng trước khi chúng biến mất", ông Borah nói với hãng tin Reuters.

Báo cáo năm 2016 của WWF cho thấy, đến năm 2020, dân số toàn cầu của các loài cá, chim, động vật lưỡng cư, động vật có vú và bò sát có nguy cơ giảm 2/3 chỉ trong vòng 50 năm.

Sông Mekong là trung tâm toàn cầu về thương mại động vật hoang dã bất hợp pháp.

"Nhiều người sẵn sàng trả hàng ngàn USD hoặc nhiều hơn cho các loài quý hiếm nhất, độc đáo nhất và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Họ thường mua chúng ở các thị trường động vật hoang dã bất hợp pháp trong khu vực. Để cứu lấy những loài vật này, điều quan trọng là chúng ta cần cải thiện việc thực thi chống săn trộm và đóng cửa thị trường động vật hoang dã bất hợp pháp", ông Borah nhấn mạnh.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Telegraph)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cảnh báo:
“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã

Bất chấp hai thập kỷ nỗ lực trên toàn thế giới, hơn 4.000 loài động vật hoang dã quý giá vẫn trở thành nạn nhân của nạn buôn bán động vật hoang dã hàng năm, một báo cáo mới của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cho thấy.

“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã
Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới

Ngày 4/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Quân y 268 Quân khu 4, tổ chức chương trình kết hợp Quân dân y năm 2024, khám, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho Nhân dân khu vực biên giới xã Vinh Hiền (Phú Lộc).

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới
Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

TIN MỚI

Return to top