ClockThứ Sáu, 07/07/2017 06:41

EU ủng hộ kế hoạch thu hút 50 tỷ USD giải quyết khủng hoảng di cư

TTH.VN - Nghị viện châu Âu ngày 6/7 ủng hộ kế hoạch mới, nhằm huy động 44 tỷ euro (tương đương 50 tỷ USD) trong lĩnh vực đầu tư tư nhân ở châu Phi và khu vực lân cận Liên minh châu Âu (EU), để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề người di cư sang EU.

EU sẽ hạn chế thị thực với các nước không nhận lại người di cưEU đe doạ trừng phạt Ba Lan, Hungary về vấn đề người tị nạnLHQ hoan nghênh chính sách bảo vệ trẻ em di cư và tị nạn của EUEU tài trợ 34 triệu USD hỗ trợ giáo dục cho trẻ tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ

Người di cư chặn lối vào trại tị nạn Hellinikon ở Athens, Hy Lạp để phản đối điều kiện sống nghèo nàn. Ảnh: AFP

"Là một phần của Kế hoạch Đầu tư Bên ngoài châu Âu, Quỹ châu Âu dành cho phát triển bền vững (EFSD) mới muốn khuyến khích 44 tỷ euro trong đầu tư tư nhân ở những quốc gia bất ổn, bằng cách cung cấp một sự kết hợp các khoản tài trợ, cho vay và bảo lãnh tài chính trị giá 3,3 tỷ euro, nhằm thúc đẩy việc làm, tăng trưởng và ổn định để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề người di cư", Nghị viện châu Âu cho biết trong một tuyên bố.

Theo đó, các nhà lập pháp châu Âu đề nghị Bộ trưởng những quốc gia thành viên EU tập trung quy tắc hoạt động của EFSD về đói nghèo, việc làm, khí hậu và các doanh nghiệp nhỏ, cũng như hành động khí hậu, các doanh nghiệp có trách nhiệm, minh bạch thuế và kiểm soát dân chủ.

Kế hoạch mới nhận được sự ủng hộ của 503 thành viên Nghị viện châu Âu, tuyên bố nói thêm.

Kể từ năm 2015, châu Âu phải trải qua cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây. Khu vực này đang cố gắng tiếp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn và người di cư chạy trốn khỏi các cuộc chiến ở những quốc gia Trung Đông và Bắc Phi.

Lê Thảo (Lược dịch từ Sputniknews & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Return to top