ClockThứ Năm, 11/01/2018 19:38

Châu Á và Olympic – dấu hiệu thay đổi của toàn cầu

TTH - Vào ngày 9/2, Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 sẽ chính thức khai mạc. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi ba thế vận hội liên tiếp sẽ diễn ra ở châu Á trong bốn năm tới nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực.

ADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”Châu Á đang phải trả giá vì những phát thải do phương Tây10 quốc gia chiếm hơn 95% ca HIV mới ở châu Á -Thái Bình Dương

Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018. Ảnh: Canadian Olympic Committee

Sau khi kết thúc Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm của thế giới với Thế vận hội Tokyo 2020 và Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ tiếp nối để tổ chức Thế vận hội mùa đông 2022, cùng lúc trở thành thành phố đầu tiên đăng cai tổ chức cả hai thế vận hội đông – hè.

Trong lúc châu Á ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế, phương tây ghi nhận sự chững lại khi Rome (Ý), Hamburg (Đức) và Budapest (Hungary) xác nhận sẽ đứng ngoài cuộc đua giành chức chủ nhà cho Thế vận hội mùa hè 2024.

Trước những sự thay đổi này, Mark Dreyer - chuyên gia về thể thao Trung Quốc khẳng định dấu hiệu “ghi bàn thắng hat-trick” về Olympic của châu Á là minh chứng của “sự thay đổi toàn cầu”.

Khác với phương tây – khu vực có tiềm lực kinh tế vô cùng mạnh mẽ, việc châu Á lần đầu tiên trở thành địa điểm diễn ra ba thế vận hội liên tiếp chứng tỏ tiềm năng của lục địa này rất cao. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua tốc độ phát triển kinh tế sôi nổi của khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Có thể nói, triển vọng của toàn cầu đang dần dịch chuyển về phía Đông – nơi thế giới nhìn thấy cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực trong tương lai.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

TIN MỚI

Return to top