ClockThứ Tư, 25/04/2018 15:36

Châu Á – Thái Bình Dương sẽ mất hơn 160 tỷ USD mỗi năm do thiên tai

TTH.VN - Cơ quan phát triển Liệp Hiệp Quốc vừa cảnh báo, nhiều khả năng cho đến năm 2030, thiệt hại kinh tế do thiên tai gây nên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ vượt quá 160 tỷ USD mỗi năm. Do đó, chính phủ các nước cần nhanh chóng đẩy mạnh đổi mới và tăng cường đầu tư về tài chính để đối phó và giải quyết vấn nạn này.

Singapore: Lũ quét do mưa lớn gây ngập lụt nhiều khu vựcBão tuyết kỷ lục, sân bay JFK ở Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạnNgập lụt nghiêm trọng ở ngoại ô thủ đô Hi LạpSiêu bão Nate gây ngập lụt các tuyến đường khi đổ bộ vào MỹBiến đổi khí hậu “làm thay đổi chu trình lũ lụt ở châu Âu”

Ngập lụt ở khu vực ngoại ô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: UN News

Ngoài khoản thiệt hại khổng lồ, Ủy ban Kinh tế xã hội của Liên Hiệp Quốc phụ trách khu vực châu Á (ESCAP) cũng nhấn mạnh, ước tính chỉ có khoảng 8% các khu vực thiệt hại có thể nhận được bảo hiểm.

Do công tác bảo hiểm vẫn chưa được sử dụng hiệu quả nên khi thiên tai xảy ra, các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ luôn phải gánh chịu những tổn thất lớn và chi phí khắc phục cũng vô cùng tốn kém.

Nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng này, tại cuộc họp bàn về vấn đề tăng cường tài trợ để giảm thiểu rủi ro thiên tai ở châu Á – Thái Bình Dương diễn ra ở New York (Mỹ), Giám đốc điều hành ESCAP Shamshad Akhtar đã vạch ra các đường lối, kế hoạch hỗ trợ bao gồm: thúc đẩy xây dựng mô hình quản lý rủi ro thảm họa, đẩy mạnh chương trình tái bảo hiểm truyền thống, toàn cầu... Trong đó, việc xây dựng một nền tảng khu vực vững mạnh để đảm bảo năng lực tự chủ và củng cố niềm tin giữa các quốc gia là chìa khóa để giải quyết thành công vấn đề này.

Đồng ý với quan điểm của giám đốc Shamshad Akhtar, Người đứng đầu Văn phòng Liên Hiệp Quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNISDR) Mami Mizutori cũng khẳng định, việc tăng cường năng lực tài chính cho rủi ro thiên tai là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo phát đất nước triển bền vững trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến tăng trưởng kỷ lục trong xây dựng khách sạn

Theo báo cáo Xu hướng Xây dựng Khách sạn quý I/2024 của Lodging Econometrics (LE), khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngoại trừ Trung Quốc đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng khách sạn, với tổng số dự án cao kỷ lục 2.021 dự án/402.312 phòng. Mức cao nhất mọi thời đại này thể hiện mức tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng dự án và tăng 2% so với cùng kỳ về số lượng phòng, đặc biệt trong phân khúc sang trọng và cao cấp.

Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến tăng trưởng kỷ lục trong xây dựng khách sạn
Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Return to top