ClockThứ Năm, 01/11/2018 06:57

DBS: Nhiều cơ hội đầu tư vào thị trường sân bay châu Á

TTH.VN - Với số lượng hành khách ngày càng tăng và các cơ sở hạ tầng thường bị tắc nghẽn, thị trường sân bay ở châu Á mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, theo một báo cáo của DBS Insight SparX - tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu có trụ sở tại Singapore, đang hoạt động trên 18 thị trường toàn cầu. Theo DBS, các sân bay của Thái Lan, sân bay Malaysia Holdings và sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh là những nơi được các nhà phân tích đánh giá có tiềm năng rất lớn.

Changi là sân bay quốc tế có kết nối nhiều nhất châu ÁIATA: sân bay châu Á tụt hậu trong dịch vụ tự phục vụChâu Á “để mắt” đến thị trường máy bay toàn cầu

Sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP 

Lưu lượng hành khách hàng không ở châu Á-Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 5,1% kể từ năm 2016, đạt 3,5 tỷ hành khách vào năm 2036. Đặc biệt, các hãng hàng không giá rẻ là một chất xúc tác lớn cho tăng trưởng, với công suất chỗ ngồi tăng gấp 4 lần từ 50,3 triệu trong năm 2007 lên khoảng 222,9 triệu trong năm 2016. Trong cùng thời gian đó, ASEAN cũng tăng 76% số khách quốc tế từ 62 triệu lên 109 triệu.

Tuy nhiên, 12 trong số 20 sân bay hàng đầu của châu Á đã hoạt quá công suất trong năm 2017, và 4 sân bay khác hoạt động ở mức 90% công suất trở lên. Trong ASEAN, Bangkok và các sân bay chính của Manila đang hoạt động quá công suất, trong khi các sân bay ở Jakarta cũng hoạt động gần hết công suất hiện có.

DBS ước tính rằng sẽ cần khoảng 516 tỷ USD để đầu tư vào các sân bay của châu Á trong 2 thập kỷ tới.

Mặc dù đầu tư vào sân bay theo truyền thống thường là lĩnh vực mà các đơn vị công thống trị, nhưng trong tương lai, vốn tư nhân dự kiến ​​sẽ đóng vai trò lớn hơn, với nhiều cơ hội tư nhân hóa hơn ở các thị trường như Indonesia và Philippines, cũng như ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, DBS dự đoán.

Nhiều chính phủ trong ASEAN có kế hoạch mở rộng sân bay. Ví dụ, báo cáo của DBS ghi rõ rằng phát triển sân bay là một phần trong chiến lược quan trọng của chính phủ Indonesia, với một trong 9 ưu tiên - theo Ban điều phối đầu tư Indonesia - sẽ phát triển 15 sân bay mới vào năm 2019. Chương trình “Xây dựng, xây dựng và xây dựng” của Philippines ra mắt vào năm 2017 về kế hoạch trong 5 năm tới, bao gồm 6 dự án sân bay.

Sân bay chính của Thái Lan Bangkok Suvarnabhumi sẽ được mở rộng gấp đôi công suất đến năm 2021, trong khi các kế hoạch ban đầu cho các sân bay thứ cấp tại Chiangmai và Phuket cũng đã được đề xuất. Kế hoạch tổng thể của Việt Nam đến năm 2020 bao gồm các kế hoạch nâng cấp và mở rộng hầu hết 23 sân bay hiện tại và có khả năng xây dựng các sân bay mới, được tài trợ bởi sự kết hợp chi tiêu của chính phủ, đầu tư trong và ngoài nước và viện trợ phát triển.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

TIN MỚI

Return to top