ClockThứ Sáu, 23/11/2018 06:41

LHQ: CO2 toàn cầu chạm ngưỡng kỷ lục mới

TTH.VN - Lượng carbon dioxide (CO2) trong khí quyển chạm mức kỷ lục mới là 405,5 ppm trong năm 2017, tăng từ mức 403,3 ppm trong năm 2016, không có dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều trong xu hướng này, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 22/11 cho biết trong bản báo cáo thường niên về khí nhà kính.

Nồng độ CO2 của trái đất chạm ngưỡng cao nhất trong 800 ngàn nămNgành vận tải biển thế giới nhất trí giảm 1/2 lượng CO2Biến CO2 trở lại thành... nhựaPhát thải CO2 tăng gây rủi ro thiếu hụt protein cho hàng triệu người

Nồng độ CO2 trong khí quyển chạm mức kỷ lục mới là 405,5 ppm trong năm 2017. Ảnh: Reuters

Trước thềm Hội nghị lần thứ 24 của Liên Hiệp quốc (LHQ) về Biến đổi Khí hậu (COP24) ở Ba Lan vào tháng 12 này, các quan chức hàng đầu LHQ đang một lần nữa cố gắng gia tăng áp lực lên các Chính phủ để đáp ứng cam kết giới hạn Trái đất ấm lên dưới 2 độ C.

“Khoa học là rõ ràng. Nếu không có sự cắt giảm nhanh chóng đối với khí CO2 và các khí nhà kính khác, biến đổi khí hậu sẽ ngày càng có tác động tiêu cực và không thể đảo ngược lên sự sống trên Trái đất. Cánh cửa cơ hội cho việc hành động gần như đóng lại”, Tổng thư ký WMO, ông Petteri Taalas nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Báo cáo năm nay xem xét dữ liệu của năm 2017, đặt nồng độ CO2 trong khí quyển ở mức 405,5 ppm. Con số này tăng từ 403,3 ppm trong năm 2016 và 400,1 ppm vào năm 2015.

"Lần cuối cùng Trái đất chứng kiến nồng độ CO2 tương đương là cách đây 3-5 triệu năm, khi nhiệt độ ấm hơn 2-3 độ C", ông Petteri Taalas nói thêm.

Ngoài CO2, cơ quan này của LHQ cũng nhấn mạnh mức độ gia tăng của mêtan (CH4), N2O, và CFC-11.

Cũng theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), khí thải là yếu tố chính xác định lượng khí nhà kính, nhưng tỷ lệ nồng độ là một thước đo đối với những gì còn lại sau một loạt các tương tác phức tạp giữa khí quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển và các đại dương.

Khoảng 25% tổng lượng khí thải hiện nay được hấp thụ bởi các đại dương và sinh quyển, một thuật ngữ giải thích cho tất cả các hệ sinh thái trên Trái đất.

Trong một động thái liên quan, Phó Tổng giám đốc WMO, bà Elena Manaenkova cho rằng, CO2 vẫn còn tồn tại trong khí quyển và các đại dương trong hàng trăm năm.

"Hiện tại không có cây đũa thần nào có thể loại bỏ hết lượng CO2 dư thừa ra khỏi khí quyển", bà Elena Manaenkova nói thêm.

Theo LHQ, 17 trong số 18 năm nóng nhất được ghi nhận đã xảy ra kể từ năm 2001, trong khi tổn thất của các thảm họa liên quan đến khí hậu trong năm 2017 vượt ngưỡng 500 tỷ USD (tương đương 439 tỷ euro).

Lê Thảo (Lược dịch từ Agencies & Reuters)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Return to top