ClockChủ Nhật, 17/03/2019 13:59

Đức, Pháp thúc đẩy đề xuất chung về chiến lược công nghiệp châu Âu

Ngày 17/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết nước này và Pháp hy vọng thuyết phục được các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác về ý tưởng xây dựng một "chiến lược công nghiệp châu Âu" tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào cuối tuần.

Brexit cứng ảnh hưởng đến 100.000 việc làm ở ĐứcCác nhà lập pháp EU kêu gọi Anh “hoãn Brexit”Pháp, Đức thông qua việc mở rộng Hiệp ước ElyseePháp: Nổ súng ở chợ Giáng sinh Strasbourg, ít nhất 16 người thương vongHạ viện Anh lần thứ 2 bác bỏ thoả thuận Brexit

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters

Trong thông điệp video hằng tuần phát ngày 17/3, Thủ tướng Merkel cho hay bà và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất thảo luận vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh thường niên EU sẽ diễn ra trong 2 ngày 21-22/3 tới, trong bối cảnh hai nhà lãnh đạo đang tìm cách "đảm bảo việc làm cho tương lai trong những lĩnh vực kinh doanh chiến lược tại châu Âu". Bà Merkel đề cập tới các dự án đổi mới và nghiên cứu chiến lược, trong đó có việc Đức và Pháp thúc đẩy thành lập một hiệp hội sản xuất ắc-quy ô tô nhằm bắt kịp các đối thủ châu Á.

Hồi tháng 2 vừa qua, Berlin và Paris đã bắt đầu vận động cho "chính sách công nghiệp châu Âu", trong đó có thúc đẩy việc xem xét lại các quy định cạnh tranh của EU để tạo thuận lợi cho việc tạo ra các công ty dẫn đầu thế giới.

Sáng kiến chung được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6/2 quyết định cấm Tập đoàn Siemens (Đức) thâu tóm hãng Alstom (Pháp) để tạo ra một tập đoàn đường sắt lớn nhất châu Âu, cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn trên thế giới. Lý do được EC đưa ra là việc sáp nhập các hoạt động dịch vụ và cung cấp thiết bị vận tải giữa hai hãng về một mối do Siemens nắm giữ, nếu xảy ra, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp hệ thống tín hiệu đường sắt và tàu cao tốc.

EC cảnh báo với vị trí đầu bảng trên toàn cầu trong lĩnh vực cung cấp hệ thống đường sắt và tín hiệu tàu điện ngầm lớn nhất hiện nay của hai hãng, vụ sáp nhập này sẽ làm giảm đáng kể sự cạnh tranh trên cả hai lĩnh vực nêu trên, gây khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn nhà cung cấp và các sản phẩm.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Pháp thu hút hơn 16 tỷ USD đầu tư nước ngoài tại hội nghị thượng đỉnh về đầu tư

Văn phòng Tổng thống Pháp ngày 13/5 cho biết hội nghị thượng đỉnh "Choose France" (“Chọn nước Pháp”) năm nay - sự kiện thường niên nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Pháp, sẽ thu hút các khoản đầu tư nước ngoài trị giá 15 tỷ euro (16,2 tỷ USD), tăng so với con số cam kết đầu tư 13 tỷ euro tại hội nghị năm ngoái.

Pháp thu hút hơn 16 tỷ USD đầu tư nước ngoài tại hội nghị thượng đỉnh về đầu tư
Ngọn lửa Olympic đến Pháp, bắt đầu hành trình rước đuốc dài 12.000km

Sau hành trình 12 ngày xuất phát từ Hy Lạp, ngọn lửa Olympic đã đến cảng Marseille của Pháp vào ngày 8/5 trước sự chứng kiến của đám đông lên tới khoảng 150.000 người. Đây được xem là cuộc thử nghiệm lớn đầu tiên về các kế hoạch cực kỳ tham vọng của Thế vận hội Paris 2024.

Ngọn lửa Olympic đến Pháp, bắt đầu hành trình rước đuốc dài 12 000km

TIN MỚI

Return to top