ClockThứ Sáu, 19/04/2019 06:23

Việt Nam, Thái Lan dẫn đầu xu hướng không tiền mặt ở Đông Nam Á

TTH.VN - Tạp chí Nikkei ngày 18/4 có bài viết cho hay, các Chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á đang thúc đẩy nỗ lực để xây dựng những nền kinh tế không tiền mặt, trong đó các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan đang vượt trội hơn so với những quốc gia giàu hơn như Singapore và Malaysia trong lĩnh vực thanh toán điện tử.

Ai Cập sắp có thành phố không dùng tiền mặt đầu tiênMoody’s: Lĩnh vực ngân hàng, fintech của Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnhGoogle ra mắt ứng dụng thanh toán điện tử Tez tại Ấn ĐộDự báo bùng nổ thanh toán di động ở Đông Nam Á

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Mybloodtypeiscoffee

Việt Nam và Thái Lan đang chứng kiến sự bùng nổ trong thanh toán di động, khi có nhiều người hơn sử dụng ví điện tử để thanh toán hàng hóa và dịch vụ, mà không thông qua trung gian như ngân hàng.

Việt Nam thúc đẩy thanh toán điện tử kể từ năm 2008. Chỉ có khoảng 40% trong số 95 triệu người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, chủ yếu ở khu vực thành thị, trong khi có khoảng 120 triệu thuê bao điện thoại di động, và mạng lưới viễn thông bao trùm khắp cả nước.

Trong đó, các công ty công nghệ thông tin và viễn thông trong nước, bao gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Viettel và FPT đã giới thiệu các loại ví điện tử.

Theo một báo cáo gần đây của Công ty PwC, số lượng người thực hiện thanh toán di động tại các cửa hàng ở Việt Nam hiện đang gia tăng nhanh hơn, so với những quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, tỷ lệ người tiêu dùng tại Việt Nam sử dụng thanh toán di động tăng từ 37% trong năm 2018, lên 61% vào năm 2019.

"Các dịch vụ thanh toán di động cũng đang được hoan nghênh rộng rãi, nhất là ở những khu vực mới nổi", báo cáo cho biết thêm.

Bên cạnh đó, Thái Lan có tỷ lệ sử dụng thanh toán di động lớn nhất trong khu vực, ở mức 67%. Ngân hàng di động đang phát triển mạnh trong cuộc sống của người dân Thái Lan, nhiều người trong số họ không có thẻ tín dụng hoặc sổ ngân phiếu.

Hồi tháng 3 năm ngoái, 4 ngân hàng lớn nhất của Thái Lan, bao gồm Ngân hàng Bangkok, Kasikornbank, Ngân hàng Thương mại Siam, và Ngân hàng Krung Thai đã cắt giảm chi phí cho các chủ tài khoản thực hiện giao dịch qua Internet và di động tại bất kỳ ngân hàng Thái Lan nào. Ngoài ra, một số ngân hàng nhỏ hơn cũng có động thái tương tự.

Những xu hướng này phù hợp với kế hoạch của Chính phủ Thái Lan, nhằm hỗ trợ nền kinh tế dựa vào tiền mặt của đất nước tiến tới không dùng tiền mặt.

Trong khi đó, các quốc gia phát triển hơn trong khu vực, chẳng hạn như Singapore và Malaysia, chứng kiến tỷ lệ thanh toán di động thấp hơn, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ.

Tiền mặt và ngân phiếu vẫn chiếm 40% hoạt động thanh toán của Singapore, trong bối cảnh Singapore có mạng lưới ATM rộng khắp. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2017, có hơn 65 máy ATM trên 100.000 người trưởng thành ở Singapore.

Năm ngoái, Chính phủ Singapore tuyên bố hướng đến mục tiêu cắt giảm hơn nữa việc sử dụng tiền mặt và đưa Singapore trở thành quốc gia không ngân phiếu vào năm 2025.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào

Sáng 16/5, taị tỉnh Salavan – Lào, Ban chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công tác đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 - 2024.

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Return to top