ClockThứ Tư, 17/07/2019 18:37

Thị trường mỹ phẩm hữu cơ ASEAN có tiềm năng phát triển mạnh mẽ

TTH - Tờ Business News Standard dẫn lời nhận định của các chuyên gia cho biết, thị trường mỹ phẩm hữu cơ ASEAN đã được định giá 40 tỷ USD vào năm 2015. Về dự đoán cho giai đoạn 2016 – 2024, nhiều khả năng thị trường này sẽ có giá trị đến 66 tỷ USD. Sự tăng trưởng của thị trường này có thể được thúc đẩy nhờ vào tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) mạnh mẽ đạt khoảng 10%.

Hàn Quốc: Chính phủ sẽ hỗ trợ các hãng mỹ phẩm mở rộng sang thị trường ASEAN

Ảnh minh họa: Stylecaster.com

Theo báo cáo của Future Market Insights, tăng cường nhận thức về khả năng xuất hiện tác dụng phụ của mỹ phẩm tổng hợp dự kiến là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển của thị trường mỹ phẩm hữu cơ toàn cầu. Cách tiếp cận tích cực của mỹ phẩm hữu cơ, mức độ chi tiêu ngày càng tăng của dân số tầng lớp trung lưu ở ASEAN... cũng là một số lý do quan trọng khác thúc đẩy sự tăng trưởng chung của thị trường mỹ phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực cũng tồn tại tiêu cực. Một trong số những rào cản chính làm chậm tiến trình phát triển là giá thành sản phẩm tương đối cao. Bên cạnh đó, hạn sử dụng của mỹ phẩm hữu cơ rất ngắn và thiếu chứng nhận tiêu chuẩn rõ ràng. Do đó, để cải thiện vấn đề này, cần thiết lập các tiêu chuẩn khắt khe để chứng nhận chất lượng. Từ đó, chỉ những dòng sản phẩm chính hãng và đạt tiêu chuẩn mới tự đứng vững khi tham gia vào thị trường toàn cầu.

Được biết, tùy vào sản phẩm, thị trường mỹ phẩm hữu cơ ASEAN được chia thành dòng sản phẩm trang điểm, đồ dùng vệ sinh, nước hoa, chăm sóc tóc và chăm sóc da. Thị trường cũng chia thành 6 khu vực chính bao gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Singapore. Trong đó, Thái Lan, Indonesia và Philippines là ba thị trường có doanh thu cao nhất.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Business News Standard)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top