ClockThứ Tư, 05/09/2018 07:29

Thị trường thiết bị chế biến thực phẩm Đông Nam Á tăng trưởng mạnh

TTH.VN - Theo công bố mới nhất từ ​​Meticulous Research, thị trường thiết bị chế biến thực phẩm Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) là 4,7% từ năm 2018, theo đó sẽ đạt 1.152 triệu USD vào năm 2023.

Singapore, Australia tăng cường hợp tác về đổi mới thực phẩmTập đoàn CJ Hàn Quốc xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam

Thị trường thiết bị chế biến thực phẩm Đông Nam Á dự kiến đạt 1.152 triệu USD vào năm 2023. Ảnh: BIT

Thị trường này chủ yếu dựa trên các yếu tố như “nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng” đối với thực phẩm chế biến, chú trọng đến an toàn thực phẩm và an toàn của người lao động, phát triển nhu cầu tăng năng suất, tăng sự chú ý của các nhà sản xuất thực phẩm để giảm chi phí sản xuất, đồng thời có sự hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy ngành chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, chi phí thiết bị cao là một trong những nguyên nhân cản trở sự tăng trưởng của thị trường này.

Theo báo cáo, tình hình đô thị hóa ngày càng mạnh ở các nước Đông Nam Á, nhất là ở các nước kinh tế tiên tiến như Indonesia, Brunei, Malaysia và Singapore được cho là yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng về sản xuất và tiêu thụ thực phẩm chế biến, do đó thúc đẩy nhu cầu về thiết bị chế biến thực phẩm từ các nhà chế biến thực phẩm.

Thiết bị chế biến thịt, gia cầm và hải sản chiếm lĩnh thị trường thiết bị chế biến thực phẩm Đông Nam Á trong năm 2017, trong khi thị trường thiết bị chế biến sô cô la và bánh kẹo dự kiến ​​đạt CAGR cao nhất trong giai đoạn dự báo do nhu cầu sản xuất bánh kẹo có giá trị cao; tăng nhu cầu tối đa hóa hiệu quả năng lượng và phát triển ngành công nghiệp bánh kẹo do các yếu tố kinh tế, xu hướng xã hội học và ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng tăng cao.

Trong ASEAN, Indonesia là thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất. Quốc gia này có ngành công nghiệp thực phẩm chế biến lớn và đang phát triển mạnh trong bối cảnh dân số Indonesia ngày càng tăng, đô thị hoá tăng, người dân nâng cao nhận thức về các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, thu nhập tăng và ngành du lịch Indonesia phát triển. Ngoài ra, ngày càng có nhiều đơn vị chế biến thực phẩm và phát triển ngành bán lẻ thực phẩm hiện đại trong nước, giúp đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Business Insider)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top