ClockThứ Hai, 19/09/2016 14:33

Thủ tướng Anh cảnh báo sự nguy hiểm của "dòng di cư không kiểm soát được"

TTH.VN - Thủ tướng Anh Theresa May cảnh báo Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) về sự nguy hiểm của "dòng người di cư hàng loạt không kiểm soát được", kêu gọi một cách tiếp cận khác để giúp đỡ những người này, phương tiện truyền thông địa phương hôm nay (19/9) đưa tin.

Trẻ em tị nạn & di cư - Cuộc khủng hoảng chưa có hồi kếtEU tăng gấp đôi viện trợ khẩn cấp cho người tị nạn ở Hy LạpEU cấp viện trợ kỷ lục 348 triệu euro cho người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ KỳLượng người di cư đến châu Âu đạt mức kỷ lục 1,3 triệu ngườiNgười tị nạn vẫn đổ về châu Âu, chính sách di cư của EU đã thất bại?

Dòng người tị nạn và di cư xếp hàng chờ cấp thực phẩm tại 1 khu trại ở Hy Lạp. Ảnh: AP

Trong hôm nay, Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh cấp cao về vấn đề di cư nhằm đưa ra một phản ứng quốc tế về sự dịch chuyển toàn cầu lớn chưa từng có đang diễn ra, bên lề các phiên họp của Đại hội đồng LHQ tại New York.

Theo tờ The Guardian, Thủ tướng May sẽ kêu gọi và thúc đẩy một cách tiếp cận khác với tình hình hiện tại. Theo đó, bà sẽ đề xuất các biện pháp như giúp đỡ người tị nạn xin tị nạn ở các nước dừng chân đầu tiên - những quốc gia có thể kiểm soát biên giới của họ và có khả năng phân biệt giữa những người tị nạn và di dân kinh tế, các phương tiện truyền thông cho hay.

Phát biểu trước đại hội, Thủ tướng May nhấn mạnh rằng: "Chúng ta không chỉ đơn giản tập trung vào việc giải quyết các tác động của cuộc khủng hoảng, mà chúng ta cũng cần phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn nạn nói trên".

Trong những năm gần đây, thế giới đang trải qua tình trạng di dân và di dời cưỡng bức cao kỷ lục. Từ năm 2005 đến năm 2015, tổng số người tị nạn do chiến tranh trên thế giới đã tăng 37 triệu người lên đến 65,3 triệu người, do tình trạng bạo lực gia tăng tại các nước Trung Đông và Bắc Phi, theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc. Số người tị nạn xuyên biên giới trong năm 2014 đạt 13,7 triệu người, và dự kiến con số này ​​sẽ tăng lên đến 16,4 triệu người vào năm 2017, Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik & Foxnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Return to top