ClockThứ Sáu, 17/08/2018 19:15

Tìm cách cải thiện nguồn nước, giảm bệnh truyền nhiễm

TTH - Sau nhiều nghiên cứu, giới chuyên gia cho rằng, sự hiện diện của ký sinh trùng trong nguồn nước thô hoặc đã qua xử lý ở các nước Đông Nam Á có thể hình thành nguy cơ xuất hiện các chủng bệnh truyền nhiễm.

ASEAN cần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viênASEAN và các đối tác nỗ lực đạt thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giớiASEAN: Chìa khóa cho an ninh lương thực toàn cầu

Đảm bảo nguồn cung và chất lượng nước là trách nhiệm của mọi quốc gia. Ảnh: ADB

Phát biểu trước báo giới, Phó Chủ tịch Hiệp hội các viện hàn lâm khoa học châu Á (AASSA) - Giáo sư Datuk Dr Khairul Anuar Abdullah khẳng định: Đây là vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi chính phủ các nước cần tập trung chú ý triển khai biện pháp phòng tránh kịp thời.

Cũng theo giáo sư, ngành y tế hiện đang đóng vai trò tối quan trọng trong việc cải thiện các nguồn cung cấp nước tốt hơn nhằm tối đa hóa lợi ích sức khỏe của người dân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để định hướng các biện pháp can thiệp hiệu quả. Cụ thể, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại là giám sát thường xuyên các nguồn cung cấp nước với mục tiêu đánh giá tiến độ quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ tại tất cả các nước thành viên ASEAN. Ngoài ra, những nỗ lực xuyên biên giới cũng hỗ trợ tốt trong việc giải quyết nguồn cung nước...

Dựa vào những yếu tố kể trên, các chuyên gia kết luận việc đảm bảo nguồn cung nước, cũng như quản lý bền vững chất lượng nước đều có tác động rất lớn đến sức khỏe con người. Do đó, lãnh đạo các nước cần thường xuyên hợp tác thảo luận, trao đổi ý kiến, thiết lập nền tảng chiến lược chung để rút ra kế hoạch hành động mang lại lợi ích chung tốt đẹp cho toàn xã hội.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Sun daily)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

TIN MỚI

Return to top