ClockThứ Tư, 15/03/2017 21:01

Vaccine 2 liều chống Ebola cho phản ứng tốt

TTH.VN - Các nhà nghiên cứu cho biết, loại vaccine 2 liều chống Ebola của Johnson & Johnson và đối tác Đan Mạch Bavarian Nordic đã gây ra phản ứng miễn dịch lâu bền, kéo dài cả năm ở 100% số người tình nguyện khỏe mạnh được chủng ngừa.

WHO: Ebola không còn đặt ra rủi ro toàn cầuLiberia: Ebola xuất hiện trở lại – trường hợp nhiễm virus thứ 2Đại dịch Ebola có thể bùng phát trở lạiGuinea: Khủng hoảng Ebola khiến sốt rét bùng phát trở lạiĐại dịch Ebola đã giết chết gần 7.000 người

Vaccine 2 liều chống Ebola cho phản ứng khả quan và lâu dài. Ảnh: Reuters

Loại vaccine này gồm một liều để kích thích hệ thống miễn dịch và một mũi tiêm thứ hai để gia tăng phản ứng của cơ thể.

Nhà nghiên cứu Matthew Snape của Đại học Oxford cho biết: "Tính miễn dịch của loại vaccine này sau 1 năm sau tiêm chủng thật sự ấn tượng... Thực tế, tất cả những người tham gia vẫn có kháng thể đặc hiệu chống Ebola cho đến khi kết thúc nghiên cứu làm tăng hy vọng rằng, loại vaccine này có thể mang lại phản ứng kéo dài trong nhiều năm".

Khác với một loại vaccine Ebola khác của Merck, đây là loại thuốc đầu tiên chứng minh được tính hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh ở người trong một cuộc thử nghiệm lớn ở Guinea hồi năm ngoái.

Các nhà khoa học đã chạy đua để phát triển vaccine chống Ebola sau khi hơn 11.300 người thiệt mạng trong đợt dịch kéo dài từ năm 2013-2016 ở Tây Phi. Những tiến bộ gần đây khiến các chuyên gia tự tin rằng thế giới sẽ có thể phòng vệ nếu đại dịch này tiếp tục bùng phát.

Kết quả từ những nghiên cứu trên vẫn còn phải chờ được thẩm định kỹ càng, nhưng loại vaccine này đã được gửi tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để đánh giá và cấp phép sử dụng khẩn cấp, nhằm có thể cho phép nó được triển khai sớm trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng Ebola khác.

Tố Quyên (Lược dịch từ AP & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top