Thế giới

WHO chuyển sang dùng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên các biến thể COVID-19

ClockThứ Ba, 01/06/2021 14:50
TTH.VN - Trong một tuyên bố vừa được đưa ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ được đặt tên bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp, nhằm tránh kỳ thị các quốc gia nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên.

COVID-19: Biến thể B1617 ngày càng chiếm ưu thế trên toàn thế giớiBiến thể B1617 được ghi nhận chính thức tại 53 vùng lãnh thổWHO: Vaccine COVID-19 có thể chống lại tất cả các biến thể

Hình ảnh virus SARS-CoV-2 được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cung cấp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, hệ thống tên mới sẽ được áp dụng cho các “biến thể gây quan ngại”, và các "biến thể cần quan tâm” cấp độ thứ 2 đang được theo dõi.

Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO nhận định: “Những cái tên này sẽ không thay thế các tên khoa học hiện có, nhưng nhằm hỗ trợ cho việc thảo luận công khai”.

Theo hệ thống tên mới, các “biến thể gây quan ngại” sẽ mang những cái tên sau: biến thể B117 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh sẽ trở thành biến thể Alpha; biến thể B1351 được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi sẽ trở thành biến thể Beta, trong khi biến thể P.1 lần đầu tiên được phát hiện ở Brazil sẽ trở thành biến thể Gamma.

Ngoài ra, biến thể B1617 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ được chia thành các dòng phụ, trong đó biến thể B16172 gây quan ngại sẽ được đặt tên là biến thể Delta. Biến thể B16171 cần quan tâm sẽ được gọi là biến thể Kappa.

Bên cạnh những tên này, có 2 tên khoa học khác được sử dụng cho mỗi đột biến, trong khi các tên địa lý khác nhau được sử dụng để mô tả cùng một biến thể. Chẳng hạn như, trong phạm vi Vương quốc Anh, biến thể được phát hiện lần đầu tiên ở quốc gia này thường được gọi là biến thể Kent, một hạt ở đông nam nước Anh, nơi biến thể này được phát hiện lần đầu tiên.

Trong khi đó, những tên dòng phụ như B1172 sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng trong giới khoa học, vì những thông tin đột biến mà tên của chúng truyền tải.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top