Thế giới

WHO đảm bảo cung cấp thuốc kháng virus COVID-19 cho các nước nghèo với giá thấp

ClockThứ Tư, 20/10/2021 17:14
TTH.VN - Theo thông tin mới trên trang CNA, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có kế hoạch thực hiện chương trình đảm bảo cho các quốc gia nghèo hơn được tiếp cận với vaccine COVID-19, các xét nghiệm và phương pháp điều trị công bằng, với mục tiêu đảm bảo cung cấp thuốc kháng virus cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ với giá tối thiểu là 10 USD/liệu trình.

Số ca tử vong do bệnh lao tăng trở lại trên toàn cầuTiến sĩ Nguyễn Việt Hùng có tên trong nhóm cố vấn khoa học mới của WHOWHO khuyến cáo tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường cho người bị suy giảm hệ miễn dịchLiên Hiệp quốc kêu gọi 8 tỷ USD để tiêm chủng công bằng 40% dân số thế giớiThái Lan "nối gót" một số nước châu Á mua thuốc kháng virus COVID-19 của hãng dược Merck

WHO có kế hoạch trả 10 USD/liệu trình nhằm cung cấp thuốc kháng virus COVID-19 cho các nước nghèo với. Ảnh minh họa: News Emory/TTXVN/Vietnam+

Được biết, thuốc molnupiravir đang được phát triển của Merck & Co có thể là một trong những loại thuốc nói trên, bên cạnh các loại thuốc khác cũng có tiềm năng điều trị bệnh cho các bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ.

Cụ thể, tài liệu của tổ chức về các mục tiêu của Chương trình Tăng tốc Tiếp cận Công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A) cho đến tháng 9/2022 chỉ rõ rằng chương trình muốn cung cấp khoảng 1 tỷ xét nghiệm COVID-19 cho các quốc gia nghèo hơn, cũng như mua thuốc điều trị bệnh này cho 120 triệu bệnh nhân toàn cầu trong tổng số khoảng 200 triệu ca nhiễm mới mà tổ chức ước tính sẽ ghi nhận trong 12 tháng tới.

Các kế hoạch nêu bật cách WHO muốn cung cấp thuốc và xét nghiệm với giá tương đối thấp, đặc biệt là sau cuộc đua vaccine nghiêng phần thắng về phía các nước giàu có vốn đã chiếm phần lớn nguồn cung toàn cầu, khiến các quốc gia nghèo nhất thế giới có ít vaccine hơn để tiêm chủng bảo vệ người dân.

Trước đó, đã có tiền lệ về việc hạ giá các loại thuốc quan trọng cho các nước thu nhập thấp trong thời kỳ đại dịch.

Cụ thể, AstraZeneca đã cam kết bán vaccine COVID-19 của mình với giá khoảng 4 USD/liều trong giai đoạn đại dịch và Pfizer cũng chỉ lấy từ chính phủ Mỹ khoảng 7 USD/liều cho 1 tỷ liều vaccine mà nước này đặt mua để tài trợ cho Cơ chế Tiếp cận Vaccine COVID-19 Toàn cầu (COVAX).

Cũng theo trang CNA, ACT-A đã yêu cầu G20 và các nhà tài trợ khác tài trợ thêm 22,8 tỷ USD cho đến tháng 9/2022 và xác định rằng đây là mức vốn cần thiết để mua và phân phối vaccine, thuốc và xét nghiệm cho các quốc gia nghèo hơn, đồng thời thu hẹp khoảng cách về nguồn cung giữa các quốc gia giàu có và các nước kém tiên tiến hơn. Trong đó, các yêu cầu tài chính dựa trên ước tính về giá thuốc, phương pháp điều trị và xét nghiệm sẽ chiếm phần lớn chi phí của chương trình, bên cạnh chi phí phân phối vaccine.

Mặc dù không nhắc tên cụ thể sẽ là loại thuốc nào, song tài liệu của ACT-A dự kiến sẽ trả 10 USD/liệu trình cho “thuốc kháng virus đường uống mới cho các bệnh nhân mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình”.

Được biết, có nhiều loại thuốc để điều trị bệnh cho các bệnh nhân nhẹ đang được phát triển, nhưng molnupiravir là loại duy nhất cho đến nay có kết quả khả quan trong các thử nghiệm giai đoạn cuối. ACT-A đang đàm phán với Merck & Co và các nhà sản xuất thuốc generic (thuốc phiên bản) để mua thuốc.

Mức giá sẽ là rất thấp nếu so sánh với 700 USD cho mỗi liều trình thuốc mà Mỹ đồng ý trả cho 1,7 triệu liều trình điều trị.

Merck & Co cho biết họ cam kết cung cấp khả năng tiếp cận kịp thời của thuốc trên toàn cầu với kế hoạch định giá phân cấp, tùy theo khả năng chi trả của từng quốc gia.

Một nghiên cứu do trường Đại học Harvard thực hiện ước tính rằng molnupiravir có thể có giá khoảng 20 USD/liệu trình nếu được sản xuất bởi các nhà sản xuất thuốc generic và mức giá có thể giảm xuống còn 7,7 USD/liệu trình trong điều kiện sản xuất được tối ưu hóa.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Thuốc vercyte

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top