ClockThứ Tư, 24/02/2021 09:03

Thích ứng

TTH - Tôi gọi cách mà bạn mình chọn ở lại và mở nhà hàng kinh doanh món Huế-món Việt trên đất Indonesia là thích ứng với tình hình mới, mà cụ thể là đại dịch COVID-19. Là cũng bởi bạn không còn lựa chọn nào khác, khi không thể về nước thời điểm này mà cuộc sống thì vẫn phải luân chuyển, vẫn phải ăn, phải mặc và con cái vẫn phải đến trường với chi phí không dễ chịu như nhiều trường công lập ở Việt Nam.

Bạn bảo, ban đầu bị mắc kẹt lại ở Bali cũng cảm thấy “chẳng sao”, nhưng đã gần hai năm trôi qua chưa thể về nước gia đình bạn buộc phải nghĩ cách để duy trì cuộc sống. Bạn mở nhà hàng không đơn giản chút nào, khi mà khách du lịch đến Bali cũng sụt giảm nghiêm trọng như nhiều nước trong khu vực và thế giới. Bạn nắm được điều đó vì ít ra cũng có nhiều năm làm ở lĩnh vực dịch vụ nên dòng khách hướng tới cũng đa phần là người địa phương. Và bạn đã thành công dù chỉ chuyên bán món Huế và một vài món đặc trưng của Việt Nam như phở, hủ tiếu, cơm tấm sườn bì... Bạn chia sẻ, cũng nhờ có đội ngũ nhân viên người bản địa chủ yếu là nam giới nhiệt tình, tháo vát, không tính toán so đo nên công việc khá trôi chảy. Dù chưa dư dả và phát triển tốt như chuỗi nhà hàng ở Sài Gòn nhưng bước đầu, nhà hàng của bạn ở Bali đã phần nào giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống, và cho bạn thêm cơ hội học hỏi nhiều thứ.

Tôi gọi đó là thành công khi bạn dám thử thách và tạo ra cơ hội cho chính mình cũng như những người khác. Ít nhất là với những người làm công ăn lương, đơn vị cung cấp, phân phối thực phẩm, nước uống cho bạn... Tôi cũng nghĩ về những doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, lữ hành trong nước và trên địa bàn, họ cũng đã có những cách xoay chuyển để “cứu mình” qua đại dịch. Như một doanh nghiệp mà tôi quen trước đây chỉ chuyên phục vụ khách tây, bây giờ không có khách nước ngoài, công ty anh mở các dịch vụ cho khách Việt mà chủ yếu là khách Huế. Từ quán nhậu ở phố tây, đến cửa hàng trang phục nữ, rồi các dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng đều chú trọng khách Việt, tất nhiên là đi cùng giá cả hợp lý. Có thể doanh thu, nguồn lãi không thể so bằng thời điểm không có dịch nhưng ít ra anh vẫn duy trì được hoạt động và giữ chân được nhân viên. Hay như một người bạn khác, làm tài xế xe du lịch, nay chuyển sang lái xe tải, thu nhập cũng tốt, chỉ là vất vả hơn một chút. Rồi đứa em gái họ của tôi, vốn là hướng dẫn viên tiếng Thái có tiếng nên tour có quanh năm. Thu nhập cũng tốt lắm. Thế rồi dịch COVID-19, làm em mất tour, mất thu nhập, song cũng nhờ những năm tháng du học ở Thái, em có kinh nghiệm nấu và ăn nhiều món Thái, nay lại mở nhà hàng món Thái đắt khách lắm.

Rõ ràng, dịch COVID-19 khiến bao người lao đao, kinh tế suy giảm. Song có thể thấy, dịch COVID-19 cũng đem lại cơ hội cho nhiều người, hoặc ít ra “nhờ” COVID-19 mà một số người phát hiện ra mình có thêm những khả năng đặc biệt, ở những lĩnh vực khác mà mình có thể thành công nếu dám dấn thân và thử thách. Thế mới nói, cuộc sống luôn tạo ra những cơ hội. Quan trọng là bạn có dám nắm lấy và biến thành thế mạnh của mình hay không mà thôi.

Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

Trước thềm Diễn đàn với 12 phiên họp khai mở, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ với báo chí xung quanh nội dung cũng như kỳ vọng về Diễn đàn Báo chí Toàn quốc trong khuôn khổ “Hội Báo toàn quốc 2024”. Diễn đàn với 12 phiên thảo luận nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra với báo chí đang được kỳ vọng mở ra con đường mới cho các cơ quan báo chí thích ứng và phát triển, phục vụ và đóng góp đắc lực cho quốc gia, dân tộc.

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ
Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, môi trường diễn biến phức tạp thì việc thay đổi tư duy sản xuất, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều gần như tất yếu.

Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top